Bình Dương nỗ lực vượt khó về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế - xã hội mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Bình Dương cùng sự chung sức, đồng lòng của doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Nỗ lực vượt khó 6 tháng đầu năm 2023

Bình Dương nỗ lực vượt khó về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 -0
UBND tỉnh Bình Dương họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2023

Ngày 1.8, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2023.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà chủ trì buổi họp báo, cùng các lãnh đạo sở, ngành, địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài tỉnh.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XI.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; xung đột, cạnh tranh địa chính trị, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt,....

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,76% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ tăng 5,97%). Trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng 2,94%; dịch vụ tăng 5,9%; nông nghiệp và thuỷ sản tăng 3,28%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,62%.

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 của Bình Dương gặp nhiều khó khăn, mặc dù doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới nhưng số lượng và quy mô đơn hàng giảm mạnh.

Chỉ số công nghiệp ước tăng 2,65% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ tăng 8,35%); trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 2,2%; công nghiệp chế biến tăng 2,8%; sản xuất phân phối điện, khí đốt giảm 4,5%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 2,2%.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế - xã hội của Bình Dương gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực
Trong 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế - xã hội của Bình Dương gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực

Xuất nhập khẩu của tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các thị trường xuất khẩu chính tiếp tục giảm nhu cầu. Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 15 tỷ USD (giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước), kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 10 tỷ USD (giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước).

Về đầu tư công, tính đến ngày 30.6.2023, giá trị giải ngân của tỉnh Bình Dương đạt 5.286 tỷ đồng, đạt 24,3% kế hoạch HĐND tỉnh giao (cùng kỳ đạt 30,4% kế hoạch) và đạt 43,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Bình Dương nỗ lực vượt khó về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 -0
Có hơn 80.000 lao động ở Bình Dương bị ảnh hưởng việc làm trong 6 tháng đầu năm 2023

Đối với lĩnh vực văn hoá – xã hội, tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là trong các dịp lễ, Tết.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bình Dương đã cấp 18.579 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo; xây dựng và sửa chữa 18 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết. Triển khai thực hiện xác thực cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, chi trả chính sách không dùng tiền mặt cho các đối tượng ngườicó công, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong 6 tháng qua, trên địa bàn toàn tỉnh Bình Dương có hơn 80.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm như mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động. 

Ngành chức năng tỉnh Bình Dương đã kịp thời triển khai các biện pháp kết nối cung cầu, hỗ trợ người lao động có việc làm.

Đối với Giáo dục – Đào tạo, năm học 2022 – 2023 tỉnh Bình Dương cơ bản hoàn thành nội dung và chương trình, chất lượng đào tạo, trình độ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học được quan tâm nâng cao.

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học và học sinh xếp loại khá, giởi đều tăng so với năm học 2021 – 2022. Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức Hội nghị phát triển Giáo dục - Đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm

Bình Dương động thổ, khởi công xây dựng dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
Ngày 29.6.2023, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ động thổ, khởi công xây dựng dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh

Trong bối cảnh những khó khăn, thách thức lớn của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.Bên cạnh đó, khả năng chống chịu của doanh nghiệp trong nước sau thời gian dài của dịch bệnh Covid-19 đã suy giảm.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các cấp, các ngành nỗ lực, quyết tâm cao hơn trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, chủ động, phối hợp chặt chẽ, phát huy những kết quả đạt được, tranh thủ mọi nguồn lực, cơ hội, tập trung hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, UBND tỉnh Bình Dương chú trọng những nhiệm vụ như tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tổ chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với từng hiệp hội, doanh nghiệp, từng dự án để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Nghiên cứu giải pháp khơi thông, kích cầu tiêu dùng góp phần tiêu thụ hàng hóa do doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu.

Chuẩn bị các điều kiện để tháng 9 sẽ tổ chức chuyến tàu chở hàng hóa từ ga Sóng Thần đến ga Đồng Đăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Tập trung điều tiết, bảo đảm ổn định nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Bình Dương nỗ lực vượt khó về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 -0
Tỉnh Bình Dương sẽ nỗ lực cố gắng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023

Đẩy nhanh tiến độ mở rộng các Khu công nghiệp và đầu tư mới các Cụm công nghiệp theo quy hoạch; hoàn thiện chính sách di dời doanh nghiệp từ các địa phương phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp ở các địa phương phía Bắc.

Hoàn thành trình phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong tháng 12.2023; lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2022 – 2025) của tỉnh; tổ chức đấu giá một số khu đất đủ điều kiện và khẩn trương định giá đất đối với các dự án đủ điều kiện để tăng thu ngân sách, đảm bảo nguồn phục vụ các nhiệm vụ chi đầu tư; xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành đưa vào sử dụng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, bệnh viện đa khoa 1.500 giường trong năm 2023; hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3, khởi công đường Vành đai 4 và cảng An Tây, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường ven sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến Thuận An, Trường Chính trị.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công, xác định đây là những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, phấn đấu giải ngân đạt kế hoạch. Khẩn trương thông báo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho các chủ đầu tư sớm có phương án chuẩn bị đầu tư.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, quan tâm, chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Theo dõi chặt chẽ tình hình lao động bị mất việc làm, giảm giờ làm để có phương án kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm. Nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...