Bình Dương: 31/36 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đạt, vượt kế hoạch

Năm 2024, tỉnh Bình Dương có 31/36 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt, vượt kế hoạch; các chỉ tiêu gần đạt với kế hoạch có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2023.

hdnd-binh-duong.jpg
Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Dương Khoá X diễn ra từ ngày 9 và 10.12.2024

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Theo báo cáo, năm 2024, Bình Dương thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành kế hoạch, UBND tỉnh sớm dự báo tình hình, nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và các chủ trương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; đồng thời, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2024 ước có 31/36 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và đô thị thông minh đạt và vượt kế hoạch; các chỉ tiêu gần đạt với kế hoạch có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2023.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,48%; GRDP bình quân đầu người đạt 181,2 triệu đồng (kế hoạch 185,5 triệu đồng); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ duy trì ổn định, đạt trên 90% tổng quy mô nền kinh tế.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt gần 352.000 tỷ đồng, tăng 13,3%; kim ngạch xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 24,5 tỷ USD, tăng 12,2%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện gần 162.000 tỷ đồng, tăng 11%.

Đến ngày 28.11.2024, đầu tư trong nước thu hút 77.131 tỷ đồng, gồm 7.677 doanh nghiệp đăng ký mới, với số vốn đăng ký 48.447 tỷ đồng. Trong năm, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư 32 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 102.309 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ước đến cuối năm 2024 đạt trên 2 tỷ USD (vượt kế hoạch năm 2024).

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt. Cụ thể, cấp 18.803 thẻ Bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; xây dựng, sửa chữa 45 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng; tạo việc làm tăng thêm cho 36.000 người (đạt 102,85% kế hoạch).

Tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,81%, điểm trung bình chung các môn thi 7,32 điểm, xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố. Giáo dục ngoài công lập tiếp tục phát triển; chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng lên.

Các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động văn hóa, văn nghệ, được tổ chức an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, vui tươi.

vo-van-minh.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Dương Khoá X

Bên cạnh những kết quả được, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đánh giá, tỉnh vẫn còn những khó khăn, tồn tại trong hoàn thành các chỉ tiêu. Điển hình, thu hút đầu tư một số ngành công nghiệp xanh, dịch vụ chất lượng cao chưa nhiều. Nguồn nhân lực trong các ngành công nghệ cao, kinh tế số, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo,... còn hạn chế. Công tác đào tạo nghề chưa theo kịp yêu cầu mới về sử dụng lao động và nhu cầu phát triển…

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh nhấn mạnh, năm 2025 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, triển khai quy hoạch tỉnh, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030.

Do đó, trên cơ sở kết quả đạt được và mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, UBND tỉnh xây dựng 36 mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2025.

Cụ thể, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng trên 10%; GRDP bình quân đầu người đạt 195 triệu đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng từ 9% - 10%; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.8 tỷ USD…

Địa phương

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.