Bệnh viện Bưu điện chi 3,4 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm cho nhiều cặp vợ chồng

Bệnh viện Bưu điện vừa công bố chương trình hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện với tổng trị giá lên tới 3,4 tỷ đồng.

Ngày 2.8, Bệnh viện Bưu điện tổ chức Ngày hội tư vấn vô sinh, hiếm muộn mùa thứ 9 với chủ đề “IVF Bưu điện: Sàng lọc gen bệnh - Khỏe mạnh con yêu”.

Tại Ngày hội, Bệnh viện Bưu điện đã công bố chương trình hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện với tổng trị giá lên tới 3,4 tỷ đồng.

Chương trình sẽ hỗ trợ một phần kinh phí làm IVF cho 50 cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn, cần sàng lọc, kiểm tra các vấn đề về bệnh lý di truyền để sinh con khỏe mạnh và hỗ trợ 30 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn chưa có con lần nào, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (đã có chỉ định làm IVF). 

Thăm khám và điều trị cho hàng chục ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn mỗi năm 

Theo TTƯT.ThS.BSCKII Trần Hùng Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Bưu điện, hàng năm, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện thăm khám và điều trị cho hàng chục ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn. 

Chỉ số và kết quả điều trị như tỉ lệ có thai, tỉ lệ sinh em bé tăng đều và luôn được duy trì ở mức cao. Chỉ số an toàn như việc giảm tối đa tỉ lệ đa thai, giảm tỉ lệ quá kích buồng trứng luôn được quan tâm và đảm bảo.

Về phía mặt bệnh, rất nhiều ca bệnh đặc biệt thường được gọi là “ca khó”, sau nhiều năm điều trị cả trong và ngoài nước không thành công, khi đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện đã có được con yêu khỏe mạnh.

Bệnh viện Bưu điện chi 3,4 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm cho nhiều cặp vợ chồng -0
TTƯT.ThS.BSCKII Trần Hùng Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Bưu điện 

Về phía người mẹ, có thể kể đến các trường hợp suy buồng trứng sớm, đáp ứng kém với kích thích buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, thất bại làm tổ nhiều lần… đã được điều trị thành công tại đây. Đối với người bố, có thể là các ca thiểu tinh, tinh trùng bất động 100%, tinh trùng bất thường, thậm chí rất nhiều ca vô tinh không do tắc nghẽn (quá trình tạo ra tinh trùng tại tinh hoàn gặp vấn đề) đã được tiếp cận bằng vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (microTESE), kết quả là có được con của chính mình.

Bác sĩ Trần Hùng Mạnh cũng chia sẻ, một điều thiêng liêng mà ngành Hỗ trợ sinh sản có thể làm được là phòng bệnh di truyền cho những em bé sinh ra, giúp cho thế hệ sau của nhân loại khỏe mạnh hơn. 

"Bệnh di truyền được ghi nhận trong cộng đồng từ hàng ngàn năm nay và thông thường sẽ bị coi là “vô phương cứu chữa”. Một điều quan trọng nữa là mối nguy tiềm tàng của bệnh di truyền khó được phát hiện bằng những phương pháp thông thường do cá nhân mang gen bệnh có thể vẫn khỏe, sinh hoạt và lao động bình thường, tuy nhiên các cặp vợ chồng này mang nguy cơ sinh ra những em bé mắc bệnh. 

Bệnh di truyền là gánh nặng về sức khỏe, tài chính và cả tâm lý cho người mắc bệnh, cho gia đình và là gánh nặng cho ngành Y tế, cho cả cộng đồng", bác sĩ Trần Hùng Mạnh nói.

Trong những năm gần đây, kết hợp với Trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện triển khai chiến lược trọng tâm “Sàng lọc gen bệnh - Khỏe mạnh con yêu” cho các cặp vợ chồng mang gen bệnh.

Nhiều trường hợp mắc bệnh hoặc mang gen di truyền của nhiều bệnh nguy hiểm như tan máu bẩm sinh (Thalassemia), máu khó đông (Hemophilia), loạn dưỡng cơ Duchenne, teo cơ tủy, rối loạn chuyển hóa… đã được tư vấn, sàng lọc di truyền khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả là đã sinh ra em bé hoàn toàn khỏe mạnh, không mang gen bệnh, thậm chí giúp phòng ngừa bệnh cho cả thế hệ con cháu của em bé đó.

Đặc biệt, có trường hợp “phòng bệnh” và “chữa bệnh” đã kết hợp với nhau, đó là em bé thứ hai hoàn toàn khỏe mạnh được trữ máu và tế bào gốc cuống rốn, từ đó giúp điều trị cho người chị không may mắc bệnh di truyền trước đó.

Bệnh viện Bưu điện chi 3,4 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm cho nhiều cặp vợ chồng -0
Giám đốc Bệnh viện Bưu điện cùng một gia đình có con bị bệnh lý di truyền và được hỗ trợ kinh phí làm IVF, sinh ra  em bé khỏe mạnh

Tính cam kết xuyên suốt trong tôn chỉ vì cộng đồng

Hiện nay, chi phí điều trị hiếm muộn, ngay cả khi cần kết hợp sàng lọc di truyền ở Việt Nam thuộc nhóm thấp khi so với khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, điều trị hiếm muộn vẫn là gánh nặng về chi phí cho các cặp vợ chồng, đặc biệt là trong trường hợp không may mắc bệnh hoặc mang gen bệnh di truyền thì quá trình điều trị có thể còn tốn kém hơn rất nhiều. 

Theo Giám đốc Bệnh viện Bưu điện Trần Hùng Mạnh, từ năm 2016, bằng sự ủng hộ của các đối tác cũng như huy động nguồn lực nội tại, Bệnh viện Bưu điện đã có những chương trình thường niên hỗ trợ chi phí điều trị thụ tinh trong ống nghiệm cho các cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Năm 2016, Bệnh viện Bưu điện hỗ trợ 20 suất, mỗi suất trị giá 30 triệu đồng/cặp vợ chồng. Con số này tăng theo từng năm với phương thức ngày càng phù hợp hơn. 

Bệnh viện cũng hỗ trợ chi phí thăm khám xét nghiệm ban đầu bằng voucher trị giá 5 triệu đồng cho hàng ngàn cặp vợ chồng trong các năm qua. Những hỗ trợ này thể hiện tính cam kết xuyên suốt trong tôn chỉ vì cộng đồng của Bệnh viện Bưu điện. Đây cũng là món quà ý nghĩa về tài chính, về tinh thần và cả cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Đã có hàng trăm em bé ra đời nhờ vào sự hỗ trợ của chương trình này.

Bệnh viện Bưu điện chi 3,4 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm cho nhiều cặp vợ chồng -0
Giám đốc Bệnh viện Bưu điện Trần Hùng Mạnh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện Nguyễn Thị Nhã cùng các gia đình tại Ngày hội tư vấn vô sinh, hiếm muộn năm 2024

Tới năm 2024, Bệnh viện Bưu điện quyết định hỗ trợ 50 suất, mỗi suất trị giá 50 triệu đồng/cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn và cần sàng lọc, kiểm tra các vấn đề di truyền.

Ngoài ra, bệnh viện cũng hỗ trợ 30 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có con lần nào nếu làm IVF tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu điện, mỗi suất trị giá 30 triệu đồng.

Tại ngày hội Tư vấn hiếm muộn, Bệnh viện Bưu điện cũng trao tặng 100 voucher trị giá 5 triệu đồng, giúp các cặp vợ chồng có thể thăm khám và tiếp cận quá trình điều trị thuận lợi hơn.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.