Báo quốc ngữ Việt Nam 1865 - 1965

Thông qua những tờ báo quốc ngữ Việt Nam giai đoạn 1865 - 1965 có thể thấy mọi mặt của đời sống xã hội thời bấy giờ, từ quan điểm của người làm báo cho đến những loại thông tin người đọc quan tâm. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, người yêu sách, sưu tầm sách… đồng thời giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử báo chí Việt Nam.


Hơn 100 ấn phẩm trích từ bộ sưu tập của 3 thành viên diễn đàn Sách xưa đang được trưng bày trong triển lãm Những tờ báo quốc ngữ Việt Nam nổi bật 1865 – 1965, tại Heritage Space, Dolphin Plaza, Hà Nội, giới thiệu hầu hết những tờ báo nổi bật của báo chí quốc ngữ Việt Nam từ những ngày đầu xuất hiện. Bên cạnh những đầu báo nổi tiếng như: Gia Định báo, Nam Phong, Thanh Nghị, Phong Hóa, Khai Trí Tiến Đức tập san… khách tham quan còn được xem và đọc những tờ báo đầu tiên về chủ đề công thương, đầu tư như: Nông cổ Mín đàm, Sài Gòn Kinh tế tuần báo, về chủ đề phụ nữ như: Phụ nữ tân văn, Bình đẳng nhật báo; báo dành cho thiếu nhi như Nhi đồng tạp chí, Nhi đồng họa báo… Lê Thu Phương, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ, đọc những tờ báo xưa như Phụ nữ tân văn mới thấy báo chí đóng góp lớn thế nào vào sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của phụ nữ nói riêng. Báo chí giúp phụ nữ hiểu biết hơn đến việc định hình phong cách, cổ vũ những tấm gương thành đạt, bàn về các vấn đề xã hội hay gần gũi hơn là về xu hướng làm đẹp, mỹ phẩm, thời trang, nuôi dạy con cái, tập luyện thể thao...

Với hơn 15 năm sưu tầm sách báo, tạp chí cổ, Trịnh Hùng Cường là một trong những thành viên có thâm niên của diễn đàn Sách xưa. Anh và hai người bạn có cùng sở thích (Tạ Thu Phong và Nguyễn Phát Hà Giang) mong muốn qua trưng bày các bạn trẻ yêu sách báo xưa sẽ đến gần hơn với di sản văn hóa của cha ông. Trịnh Hùng Cường cho biết, so với ngày nay, báo chí cổ có hai điểm khác biệt dễ nhận thấy là văn phong và cách in ấn. Một số người mới đọc báo chí cổ sẽ nghĩ rằng ấn phẩm có nhiều lỗi chính tả nhưng thực ra đó là đặc trưng của ngôn ngữ báo chí thời bấy giờ. Về in ấn, báo chí cổ cũng sử dụng nhiều loại giấy, như giấy dó của báo thời Pháp và sau này là giấy rơm. Để lưu giữ những trang báo gần 150 năm tuổi, các nhà sưu tập phải kỳ công bảo quản, bởi điều kiện thời tiết nồm ẩm ở nước ta là kẻ thù của sách báo cũ.

Theo nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lại Nguyên Ân, các ấn phẩm báo chí quốc ngữ giai đoạn 1865 - 1965 trưng bày lần này là những hiện vật giá trị, thông qua đó có thể thấy nhiều mặt của đời sống xã hội thời bấy giờ, từ quan điểm của người làm báo cho đến những loại thông tin mà người đọc quan tâm. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, người yêu sách, sưu tầm sách và giúp người đọc hiểu thêm về khởi thủy của nền báo chí Việt Nam. Sưu tập sách, báo cũ không phải là thú vui nhất thời, mà là tâm huyết trong một thời gian dài của các nhà sưu tầm. Mỗi một người phải mất ít nhất vài năm, thậm chí hàng chục năm để có được những bản báo, tạp chí như thế. Việc hướng tới thú chơi có tính chất hoài cổ cho thấy giới trẻ đã biết trân trọng những giá trị xưa cũ. Không đơn giản chỉ là sưu tầm một đồ vật, mà bản thân mỗi tờ báo, tạp chí  đã có tác động tích cực đến ý thức và kiến thức của họ - nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói.

Những tờ báo quốc ngữ Việt Nam nổi bật 1865 - 1965 là trưng bày có lượng báo chí lớn lần thứ năm được tổ chức tại Việt Nam. Ba lần đầu tiên được tổ chức ở Sài Gòn trước giải phóng; lần thứ tư diễn ra tại Hà Nội, do diễn đàn Sách xưa phối hợp với Thư viện Hà Nội và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây tổ chức. Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc tại trưng bày lần này là các nhà tổ chức chưa ghi chú được lịch sử, quá trình phát hành của hơn 100 tờ báo để người xem tiện theo dõi, tra cứu.

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.