Bảo đảm quyền tác giả, khuyến khích sáng tạo trong âm nhạc

Sự phát triển chóng mặt của công nghệ số đã tạo ra không gian chia sẻ âm nhạc rộng lớn, đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi về quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích của nghệ sĩ, nhà sáng tác.

Tác giả, chủ sở hữu được hưởng tối đa quyền lợi

Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) Đinh Trung Cẩn cho biết, Trung tâm hiện có 6.400 tác giả trong nước và hơn 5 triệu tác giả âm nhạc trên thế giới ủy quyền. Tính riêng năm 2023, VCPMC đã thực hiện chi trả tiền cho các chủ sở hữu quyền tác giả hơn 305 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2022. Đây chính là động lực cho sáng tạo trong môi trường âm nhạc.

Khuyến khích sáng tạo trong môi trường âm nhạc -0
Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) Đinh Trung Cẩn. Ảnh: TLC 

Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, VCPMC đang khai thác và cấp phép gần 30 lĩnh vực có sử dụng âm nhạc trong hoạt động kinh doanh thương mại. Các lĩnh vực này được VCPMC quản lý và cấp phép bởi hai bộ phận chính. Trong đó, bộ phận nhạc nền (Offline) bao gồm các lĩnh vực: phát thanh truyền hình, trung tâm thương mại, quán café, nhà hàng, quán bar, vũ trường… Riêng với lĩnh vực digital, VCPMC đã và đang thực hiện cấp phép cho hầu hết nền tảng âm nhạc bao gồm các ứng dụng, website, mạng xã hội trong nước và quốc tế như: YouTube, Facebook, Tiktok, Apple, Spotify, Zing MP3, Nhaccuatui…

“VCPMC cấp phép và thu tiền từ hàng trăm website/ứng dụng có sử dụng âm nhạc tại Việt Nam và trên thế giới. Kể từ năm 2019, tiền bản quyền âm nhạc lĩnh vực digital đối với các website/app, nền tảng âm nhạc nêu trên mà VCPMC thu được chiếm khoảng 86% nguồn thu của các lĩnh vực”, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho biết thêm.

Báo cáo của VCPMC cho thấy đây là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả âm nhạc duy nhất của Việt Nam thuộc CISAC (Liên minh quốc tế các Hiệp hội tác giả và nhạc sĩ), hợp tác song phương với 88 tổ chức quốc tế, phạm vi ở 227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do vậy, VCPMC thu tiền bản quyền với phạm vi toàn cầu. Thông thường, VCPMC sẽ trích lại từ 5 - 25% tổng số tiền bản quyền thu được để làm hành chính phí, tác giả sẽ được hưởng từ 75 - 95% tùy từng lĩnh vực.

"Chúng tôi đang đặt mục tiêu và nỗ lực phấn đấu để trong những năm tới, cố gắng giảm tỷ lệ chia sẻ doanh thu từ phía tác giả xuống còn 18% đến 15%. VCPMC gắng  để các tác giả, chủ sở hữu được hưởng tối đa quyền lợi", nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn bày tỏ.

Bảo đảm công khai, minh bạch

Trao đổi về cơ chế giám sát việc thu tiền bản quyền, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn thông tin, VCPMC báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý nhà nước và CISAC về thu tiền bản quyền, phân phối tiền bản quyền cho tác giả thành viên, bảo đảm công khai, minh bạch.

Các tác giả nhận tiền bản quyền hàng quý thông qua tài khoản cá nhân. Mỗi khi chi trả tiền bản quyền, VCPMC cũng gửi thư thông báo kèm bảng kê doanh thu chi tiết tiền bản quyền với đầy đủ thông tin.

Đây cũng là lý do mà nhạc sĩ Tuấn Phương và nhiều nhạc sĩ tin tưởng ủy thác và đồng hành cùng VCPMC từ khi thành lập (năm 2002). Ông cho biết, so với những ngày đầu, công cụ số và các nền tảng mạng xã hội cùng với ý thức về bản quyền hiện nay được nâng cao nên các tác giả dễ theo dõi hơn; Trung tâm cũng thuận lợi hơn trong việc đòi quyền lợi cho tác giả.

Nhạc sĩ Tuấn Phương chia sẻ, gần đây có khá nhiều tác giả chịu thiệt hại, rủi ro khi ủy thác cho các công ty khác ngoài VCPMC. “Nhiều tác giả đã bị các công ty lôi kéo ký hợp đồng khai thác toàn bộ các lĩnh vực quyền tác giả mà không được tư vấn. Những công ty đó thậm chí đưa ra một số tiền chi trả bản quyền không nhiều, chỉ là 50%, song nghệ sĩ của chúng ta do chưa hiểu thấu đáo về pháp luật và quyền tác giả đã nhận lời. Tiếc thay, mặc dù số tiền rất ít nhưng họ cũng không nhận được”, nhạc sĩ Tuấn Phương nói.

Khuyến khích sáng tạo trong môi trường âm nhạc -0
Nhiều tác giả đã phải theo đuổi vụ kiện kéo dài, gây thiệt hại đáng kể. Nguồn: nhandan.vn

Ngoài hình thức hợp đồng ủy quyền quản lý khai thác quyền tác giả, các công ty còn ký với nhiều hình thức khác, gây nhầm lẫn nội dung cho tác giả. Các công ty này thường không cho phép tác giả đơn phương chấm dứt hợp đồng, đặt ra các điều khoản phạt và yêu cầu bồi thường thiệt hại rất lớn nếu tác giả muốn chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp tác giả muốn đơn phương chấm dứt, họ thường phải khởi kiện ra tòa. Có nhiều trường hợp tác giả đã phải theo đuổi vụ kiện kéo dài hơn 3 năm. Trong thời gian này, tác phẩm không được khai thác, gây thiệt hại đáng kể cho tác giả.

Về vấn đề này, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn giải thích, các hợp đồng thường bao gồm quyền sử dụng, quản lý và cấp phép quyền tác giả, thường ở dạng độc quyền. Điều này dẫn đến việc tác giả không thể thu được tiền bản quyền từ việc sử dụng trực tiếp của công ty đó. Đồng thời, khi công ty khai thác tác phẩm, họ thường áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng tác phẩm bởi các bên khác (đặc biệt là trên môi trường internet). Điều này có thể làm giảm sút đáng kể tiền bản quyền mà tác giả nhận được.

“Một số hợp đồng không quy định rõ thời hạn hoặc quy định thời hạn vĩnh viễn hoặc quy định không có thời hạn như trong Hợp đồng chuyển nhượng hay Hợp đồng thuê sáng tác bài hát cũng có nghĩa là vĩnh viễn, kèm theo điều khoản không được chấm dứt trước thời hạn. Điều này có thể dẫn đến hậu quả giống như việc tác giả bán đứt tác phẩm của mình (trong khi đó pháp luật quy định thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời)”, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn nhấn mạnh.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.