Đầu tư phát triển lưới điện mới
Theo báo cáo về tình hình hoạt động trong tháng 5 của EVN, mức truyền tải cao nhất trên hệ thống truyền tải Bắc - Trung là 2.080MW và Trung - Nam là 2.260MW. Sản lượng điện truyền tải tháng 5.2020 đạt 17,78 tỷ kWh. Lũy kế 5 tháng đạt 81,17 tỷ kWh, tăng 1,0% so cùng kỳ năm 2019. Về đầu tư lưới điện, đã khởi công được 7 công trình và hoàn thành đóng điện 10 công trình lưới điện 110 - 500kV; lũy kế 5 tháng đầu năm, đã khởi công được 37 công trình, hoàn thành đóng điện 37 công trình lưới điện 110 - 500kV (gồm 5 công trình 500kV, 6 công trình 220kV, 26 công trình 110kV). Trong đó, hoàn thành trước tiến độ 1 tháng dự án nâng công suất các trạm biến áp 500kV Vĩnh Tân, Di Linh phục vụ giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận...
Chia sẻ thêm về kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án truyền tải điện, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Bùi Văn Kiên cho biết, trong 5 năm qua, EVNNPT đã thực hiện khối lượng đầu tư các công trình lưới truyền tải điện lớn, bảođảm giải toả công suất của các nguồn điện, nâng cao độ ổn định và tăng cường năng lực truyền tải toàn hệ thống. Cụ thể, Tổng công ty đã khởi công 213công trình, tăng 2,4% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015; đóng điện, hoàn thành đưa vào vận hành 255 công trình, tăng 5,4% so với giai đoạn 5 năm trước; với tổng chiều dài đường dây tăng thêm 5.960km, tổng dung lượng máy biến áp tăng thêm 39.750 MVA.
Dự kiến đến hết năm 2020, mặc dù không hoàn thành đóng điện toàn bộ các dự án trọng điểm, song EVN sẽ tập trung chỉ đạo và bảo đảmđáp ứng tiến độ đối với các dự án trọng điểm để giải tỏa công suất và cung cấp điện.Đó là các dự án nâng cao năng lực lưới điện truyền tải Bắc - Nam như các đường dây 500kV mạch 3 Vũng Áng - Pleiku 2, trục đường dây 220kV Quảng Ngãi - Phước An - Tuy Hòa - Nha Trang - Tháp Chàm.Các công trình đồng bộ các nguồn điện như các đường dây 500kV Mỹ Tho - Đức Hòa, Sông Hậu - Đức Hòa; các đường dây 220kV đấu nối các nguồn thủy điện Pac Ma, Thượng Kon Tum, đường dây 500kV đấu nối Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2; đường dây 220kV Nhiệt điện Hải Dương - trạm biến áp (TBA) 500kV Phố Nối...
Cùng với đó là các công trình cấp điện cho các trung tâm phụ tải lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các công trình trọng điểm như TBA 500kV Việt Trì và đường dây nhánh rẽ; đường dây 500kV Thường Tín - Tây Hà Nội, đường dây 220kV Nho Quan - Thanh Nghị và TBA 220kV Thanh Nghị; các TBA 220kV Thủy Nguyên, Phan Rí, đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn...
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
Cùng với việc xây dựng dự án nâng cao năng lực lưới điện truyền tải, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý vận hành và đầu tư xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của EVN và EVNNPT trong 5 năm qua (2015 - 2020).
Đơn cử như EVN đã tập trung xây dựng và triển khai nhiều đề án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công nghệ thông tin như Đề án “Lưới điện thông minh của EVNNPT”; tích cực triển khai Chiến lược Ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền tải điện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040. Nhiều dự án, đề án về ứng dụng khoa học công nghệ đã được triển khai trong hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả cao như chuyển 60,8% TBA 220kV sang vận hành theo tiêu chí không người trực; ứng dụng thiết bị bay không người lái kiểm tra đường dây.Trang bị hệ thống định vị sự cố cho 69 đường dây quan trọng; đưa vào ứng dụng hệ thống quan trắc cảnh báo sét, thiết bị giám sát bản thể máy biến áp cho 4 máy biến áp 500kV, giám sát trực tuyến cho toàn bộ các máy biến áp và kháng điện 500kV, hoàn thành hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm; đưa vào ứng dụng phần mềm quản lý kỹ thuật.
Theo đại diện EVN, Tập đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh; mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và điều hành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh; đồng thời tăng cường bảo đảman toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh triển khai áp dụng công nghệ và thiết bị mới, hiện đại trong quản lý vận hành và đầu tư xây dựng như khảo sát, thiết kế theo công nghệ 3D; TBA không người trực; TBA số; giám sát, đánh giá tình trạng vận hành của từng thiết bị, phần tử trên lưới điện theo thời gian thực; giám sát nhiệt độ, độ võng, khả năng mang tải đường dây; xây dựng hệ thống điều khiển tích hợp TBA, hệ thống thông tin vận hành…
Bên cạnh đó, EVN nâng cao năng lực quản trị, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu; đẩy mạnh ứng dụng quản lý kỹ thuật trên nền GIS; ứng dụng công cụ quản lý tài sản; ứng dụng mô hình BIM trong quản lý xây dựng và vận hành công trình; tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số, 3D cho thiết kế, thi công, quản lý vận hành...