Truyền thông chính sách bảo hiểm tiền gửi

Nhìn từ thế giới

Để duy trì và gia tăng niềm tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), truyền thông chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) luôn được các tổ chức BHTG chú trọng, quan tâm. Chiến lược truyền thông, các quy trình thông tin đến công chúng hay đơn giản như thông cáo báo chí, các thông báo chính thức kịp thời đến người gửi tiền giúp bảo đảm họ có hiểu biết đúng đắn và yên tâm gửi tiền tại các TCTD.

Từ bạn…

Trong giai đoạn ổn định, tổ chức BHTG cần bảo đảm rằng thông tin về các vấn đề cơ bản như hạn mức, quỹ BHTG, quy trình chi trả được công bố công khai, rộng rãi. Truyền thông chính sách BHTG có thể được triển khai thông qua các chương trình quảng bá, các phương tiện truyền thông đại chúng, giáo dục tài chính... sao cho phù hợp với đối tượng mục tiêu của tổ chức BHTG. Khi có tổ chức tham gia BHTG đổ vỡ và cần xử lý, tái cơ cấu, truyền thông có thể góp phần tối thiểu hóa thiệt hại và là công cụ giao tiếp với tổ chức tham gia BHTG, người gửi tiền, đồng thời tránh hiệu ứng lan truyền như rút tiền hàng loạt.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo vệ cho hàng triệu tỷ đồng
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo vệ cho hàng triệu tỷ đồng. Nguồn: ITN

Tại Đài Loan, cùng với việc sử dụng bảo hiểm toàn bộ, Tổng Công ty BHTG Trung ương CDIC nhanh chóng tổ chức các hoạt động truyền thông để củng cố nhận thức của công chúng về quyền lợi của họ như mời nguyên Thủ tướng quay 1 đoạn phim ngắn 30 giây nhằm công bố việc áp dụng bảo hiểm toàn bộ, được phát trên 11 kênh truyền hình và địa điểm kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG; sử dụng áp phích công cộng về bảo hiểm toàn bộ, yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm trưng bày tại địa điểm kinh doanh và thông báo cho người gửi tiền được biết…

Tại Canada, tổ chức BHTG (CDIC) đặt mục tiêu mức độ nhận thức của công chúng là 60 - 65%. Đối tượng công chúng mục tiêu đó tập trung vào phụ nữ, thanh niên và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Khi xảy ra sự cố tại tổ chức tham gia BHTG, CDIC nắm vai trò đầu mối lập kế hoạch truyền thông chi tiết, trong đó có hướng dẫn cơ bản cho người gửi tiền, cung cấp thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng và quy trình nội bộ tổ chức. Bộ Tài chính phối hợp với CDIC để thực hiện kế hoạch truyền thông, đưa ra những kịch bản và khung thời gian thực hiện cho tất cả các thành viên trong mạng an toàn tài chính.

Tại châu Âu, kế hoạch truyền thông cho các trường hợp xảy ra sự cố và khủng hoảng là một phần quan trọng trong kế hoạch dự phòng chung của tổ chức BHTG. Tổ chức BHTG cần đánh giá quá trình thực hiện, chiến lược và nguồn lực cần thiết (bao gồm cả khi cần trả tiền bảo hiểm); cần bảo đảm các chỉ số như chất lượng của quy trình thu thập thông tin phục vụ chi trả, thời gian để thiết lập các trung tâm hỗ trợ người gửi tiền và trang web chi trả tạm thời...

Đến ta...

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết về BHTG cho người gửi tiền, BHTGVN thực hiện tuyên truyền chính sách một cách phù hợp với từng đối tượng công chúng khác nhau. Xác định trọng tâm tuyên truyền là người gửi tiền nhỏ lẻ, có những hạn chế trong tiếp cận thông tin như ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Cùng với đó, BHTGVN xác định đây này là một quá trình lâu dài, cần sự phối hợp của BHTGVN và các cơ quan, tổ chức khác, nhằm nâng cao nhận thức của người gửi tiền về chính sách BHTG.

Công tác tuyên truyền được thực hiện qua việc xây dựng và phát triển các ấn phẩm tuyên truyền: website, bản tin, cẩm nang…Đây là những kênh thông tin chính thống, giúp người gửi tiền tìm hiểu những kiến thức cơ bản cần thiết về BHTG nói riêng, tài chính - ngân hàng nói chung.

BHTGVN cũng rất chú trọng tới hoạt động sản xuất video, clip quảng bá về hình ảnh, thu hút hơn sự chú ý của cộng đồng. Đến nay, bộ phận truyền thông BHTGVN đã triển khai xây dựng hơn 40 video, clip phóng sự tuyên truyền chính sách BHTG. Các video, clip phóng sự tuyên truyền này có vai trò không nhỏ trong các chiến dịch truyền thông chính sách BHTG, là chất xúc tác giúp lan tỏa thông tin tốt đẹp về chính sách và tổ chức.

Truyền thông đối ngoại được quan tâm thông qua truyền thông trên báo chuyên ngành tài chính - ngân hàng và nhiều báo, tạp chí, ấn phẩm có lượng độc giả lớn. Trong những năm qua, BHTGVN đã tổ chức nhiều sự kiện tuyên truyền chính sách BHTG hướng tới người gửi tiền tại các quỹ tín dụng Nhân dân cũng như người gửi tiền tiềm năng là sinh viên các trường cao đẳng, đại học. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, mức độ nắm bắt thông tin của đối tượng công chúng mục tiêu. Chính sách BHTG được truyền tải qua các hội nghị, sự kiện tuyên truyền, các buổi giao lưu... Đặc biệt, thông qua các cuộc thi tìm hiểu chính sách BHTG được tổ chức tại các trường đại học, các bạn sinh viên được tiếp cận với kiến thức về BHTG một cách sinh động nhất. Những cuộc thi này đã tạo ra những sân chơi mới mẻ, bổ ích, gây ấn tượng với đông đảo sinh viên.

Bên cạnh đó, thông qua hệ thống Bưu điện Việt Nam, tiếp nối hiệu quả triển khai từ những năm trước, năm 2022, BHTGVN đã mở rộng việc tuyên truyền tại các điểm giao dịch bưu điện của 7 tỉnh trên cả nước, tiếp cận gần hơn tới đối tượng công chúng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp cận với thông tin về tài chính - ngân hàng và BHTG.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền được phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước tham gia các hoạt động truyền thông chung của ngành; cập nhật, thông tin kịp thời về hoạt động ngân hàng thu hút sự quan tâm của người gửi tiền cũng như những chỉ đạo, điều hành, chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước; thông tin kịp thời các hoạt động, sự kiện của ngành ngân hàng; tham gia games show truyền hình tuyên truyền về chính sách BHTG…

Và bài học kinh nghiệm

Qua những kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị về việc thực hiện truyền thông BHTG trong các giai đoạn, BHTGVN có thể rút ra những bài học nhằm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nghiệp vụ của mình.

Thứ nhất, trong giai đoạn ổn định, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTG cần được triển khai thường xuyên, định kỳ qua nhiều kênh truyền thông đại chúng phù hợp với các đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, cần quan tâm đến việc tổ chức các khóa đào tạo nhằm giáo dục tài chính cho người gửi tiền và nâng cao nhận thức về BHTG.

Thứ hai, trong giai đoạn có tổ chức tín dụng yếu kém cần tái cơ cấu, chú trọng vào việc công bố thông tin minh bạch, rộng rãi - nhất là thông tin về việc bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Đồng thời, BHTGVN cần chủ động, tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đưa ra những kịch bản truyền thông tổng thể nhằm củng cố và giữ vững niềm tin của người gửi tiền vào chính sách BHTG cũng như hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thứ ba, cần xây dựng một chiến lược truyền thông về BHTG phù hợp cho từng giai đoạn và phù hợp với Chiến lược phát triển BHTG, bao gồm kế hoạch truyền thông dự phòng cho giai đoạn tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Ngoài ra, cần định kỳ đánh giá hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTG thông qua việc khảo sát mức độ nhận thức của người gửi tiền nhằm cập nhật, bổ sung các giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.