Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký kết hợp tác truyền thông

Chiều 24.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (35 Ngô Quyền, Hà Nội), Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiến hành ký kết hợp tác truyền thông.

Tham dự buổi lễ, về phía Báo Đại biểu Nhân dân có Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền; Phó Tổng biên tập Nguyễn Thị Minh Hằng; Phó Bí thư Đảng uỷ, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Nguyễn Phúc Huy.

Về phía Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có Hiệu trưởng nhà trường - Tiến sĩ Kiều Xuân Thực; Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - PGS.TS Phạm Văn Đông; Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương; Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng - Thạc sĩ Hoàng Đức Chiến.

Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký kết hợp tác truyền thông -0
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền và Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Kiều Xuân Thực ký biên bản hợp tác truyền thông giữa Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, Báo Đại biểu Nhân dân - Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri cả nước được thành lập năm 1988. Đến năm 2009, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12, nâng cấp và đổi tên báo từ Người đại biểu Nhân dân thành Báo Đại biểu Nhân dân - Báo loại 1, cấp Tổng cục.

Sau 35 năm xây dựng và phát triển, với tinh thần chủ động và không ngừng nỗ lực đổi mới, Báo Đại biểu Nhân dân hiện nay có 2 ấn phẩm Báo in và Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, cùng với các nền tảng fanpage và Tiktok. Báo đã luôn làm tốt vai trò thông tin, tuyên truyền kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; tuyên truyền sâu đậm, chất lượng, có bản sắc các hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng như tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Báo không ngừng đổi mới trong khai thác nội dung, đẩy mạnh thông tin phong phú tại các chuyên mục như: Phòng chống tham nhũng, kinh tế, pháp luật, đời sống, giáo dục, y tế… trên báo in và điện tử với nhiều tác phẩm báo chí gai góc, có sức lan tỏa trong đời sống thực tiễn của đất nước.

Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký kết hợp tác truyền thông -0
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu tại lễ ký kết

Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cho hay, với quy mô rộng lớn, số lượng hơn 32.000 sinh viên, học viên đông đảo hiện nay của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho thấy vị thế và chất lượng đào tạo của nhà trường đã đáp ứng nhu cầu của xã hội, tạo được niềm tin với xã hội. Đây chính là sự phát triển bền vững trong giáo dục đào tạo nhân lực chất lượng cao, hướng tới xã hội và cộng đồng của nhà trường.

Phát biểu đáp lời, Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bày tỏ sự ấn tượng với Báo Đại biểu Nhân dân về vị thế, uy tín và sức ảnh hưởng của báo. Đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tới thăm và ký kết trực tiếp với một cơ quan báo chí.

Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký kết hợp tác truyền thông -0
Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại lễ ký kết

Theo Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có bề dày lịch sử 125 năm xây dựng và phát triển, với tiền thân từ 2 trường: Trường Chuyên nghiệp Hà Nội (thành lập năm 1898) và Trường Chuyên nghiệp Hải Phòng (thành lập năm 1913), đều do người Pháp thành lập. Qua nhiều lần sáp nhập, đổi tên, nâng cấp, đến năm 2005, trường chính thức được Thủ tướng trao quyết định nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Hiện nay, nhà trường đào tạo 51 ngành học, từ trình độ đại học trở lên, thuộc các lĩnh vực khác nhau, trải rất rộng từ khối Kỹ thuật công nghệ, Ngôn ngữ đến Du lịch khách sạn, Nhân văn,… định hướng là trường đa lĩnh vực. Với quy mô như trên, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội định hướng tới năm 2025 sẽ chuyển từ “trường đại học” thành “đại học”.

Tiến sĩ Kiều Xuân Thực chia sẻ, giai đoạn hiện nay, đặc biệt là sau khi thực hiện tự chủ đại học, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội rất quan tâm đến công tác truyền thông. Việc hợp tác với các cơ quan báo chí đã giúp nhà trường truyền thông về những kết quả hoạt động của mình đến xã hội.

 Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng hơn của công tác truyền thông ở giai đoạn hiện nay là giúp nhà trường giải trình chất lượng, hoạt động của mình với xã hội, người học, phụ huynh và các cơ quan quản lý.

Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký kết hợp tác truyền thông -0
Hiệu trưởng Kiều Xuân Thực: "Hy vọng Báo Đại biểu Nhân dân giúp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm tốt công tác truyền thông, đưa Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đến với công chúng, giúp nhà trường thực hiện tốt chức năng giải trình hoạt động của mình tới xã hội”

“Việc hợp tác với các cơ quan báo chí lớn và uy tín như Báo Đại biểu Nhân dân nằm trong chiến lược phát triển về mảng truyền thông và quản trị thương hiệu của nhà trường. Chúng tôi rất kỳ vọng, sự hợp tác này sẽ mở ra một trang mới trong việc đẩy mạnh công tác truyền thông của nhà trường, không chỉ truyền thông bên ngoài mà còn ở công tác truyền thông nội bộ.

Chúng tôi mong muốn, làm sao để tạo ra một cơ sở giáo dục đại học không chỉ đóng kín trong khuôn viên “bốn bức tường”. Hy vọng Báo Đại biểu Nhân dân sẽ là đối tác giúp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm tốt công tác truyền thông, đưa Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đến với công chúng, giúp nhà trường thực hiện tốt chức năng giải trình hoạt động của mình tới xã hội”, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bày tỏ.

Tại lễ ký kết, thay mặt hai đơn vị, Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền và Hiệu trưởng Kiều Xuân Thực đã ký biên bản hợp tác truyền thông giữa Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Mục đích của Thỏa thuận hợp tác này là để phát triển các chương trình hợp tác, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau của đôi bên. Hai bên đồng ý xây dựng và phát triển các hoạt động hợp tác nhằm mang lại lợi ích đôi bên trên tinh thần bình đẳng vào hợp tác.

Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký kết hợp tác truyền thông -0
Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền tặng quà lưu niệm của Báo Đại biểu Nhân dân tới Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký kết hợp tác truyền thông -0
Món quà lưu niệm của Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội gửi tới Tổng Biên tập Báo Đại biểu nhân dân
Báo Đại biểu Nhân dân và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký kết hợp tác truyền thông -0
Đại diện hai đơn vị tại buổi lễ ký kết

Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.