Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bài cuối: Định hướng sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận xác định tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh theo 4 vùng lãnh thổ, 3 vùng động lực, 3 hành lang phát triển. Đối với phương án phát triển khu du lịch, tỉnh tập trung phát triển các khu vực có ưu thế về du lịch biển (vịnh, bãi tắm), hồ, cồn cát và khu vực sản xuất muối theo định hướng sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, khác biệt… phát triển trở thành một trong các vùng du lịch trọng điểm quốc gia, là điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, cả nước và quốc tế.

4 vùng lãnh thổ, 3 vùng động lực, 3 hành lang phát triển

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh theo 4 vùng lãnh thổ, 3 vùng động lực, 3 hành lang phát triển. Theo đó, 4 vùng lãnh thổ gồm: Vùng trung tâm (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và phụ cận); vùng phía Bắc (huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Hải); vùng phía Tây (huyện Ninh Sơn, huyện Bác Ái) và vùng phía Nam (huyện Ninh Phước, huyện Thuận Nam).

Vùng động lực phát triển: Vùng đô thị động lực Phan Rang - Tháp Chàm, bao gồm không gian thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước. Đây là vùng phát triển tổng hợp đa ngành với đô thị Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm vùng, các đô thị vệ tinh phụ trợ có các chức năng riêng biệt gồm Lợi Hải (công nghiệp), Thanh Hải (du lịch), Phước Dân (thương mại dịch vụ, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề). Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm không gian huyện Thuận Nam và huyện Ninh Phước; là vùng phát triển công nghiệp - cảng biển - năng lượng, thương mại dịch vụ và du lịch; trong đó đô thị Phước Nam là trung tâm vùng; các đô thị phụ trợ với chức năng riêng biệt gồm Cà Ná (công nghiệp cảng biển); Sơn Hải (du lịch - dịch vụ). Vùng phát triển phía Tây: bao gồm không gian huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái; là vùng phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng và du lịch. Trong đó, trung tâm vùng phát triển phía Tây là đô thị Tân Sơn, các đô thị phụ trợ với các chức năng riêng biệt gồm Lâm Sơn (thương mại dịch vụ và năng lượng) và Phước Đại (thương mại dịch vụ, đào tạo và điều phối năng lượng).

Biển Ninh Chữ sở hữu triền cát rộng, mềm mại
Biển Ninh Chữ sở hữu triền cát rộng, mềm mại

Các hành lang kinh tế bao gồm hành lang phát triển đa dạng: bám dọc theo các trục tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam Quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo đi qua tỉnh, là hành lang có tiềm năng phát triển quan trọng và đa dạng nhất, kết nối hệ thống đô thị, công nghiệp, cảng biển của tỉnh Ninh Thuận. Hành lang phát triển sinh thái, bám dọc theo trục Đông - Tây, Quốc lộ 27, 27B và không gian sinh thái dọc sông Dinh, vườn quốc gia Phước Bình kết nối phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các cụm công nghiệp phụ trợ, sản xuất nông nghiệp, năng lượng và du lịch trải nghiệm, trung tâm điều phối năng lượng thủy điện tích năng Bác Ái, năng lượng tái tạo.

Hành lang phát triển ven biển: bám dọc theo tuyến đường ven biển (TL701, 702) từ Bắc đến Nam và khu vực vùng bờ, là khu vực có mật độ thấp, phát triển du lịch là chủ đạo gắn với Khu dự trữ sinh quyển thế giới vườn quốc gia Núi Chúa, phát triển sản phẩm du lịch khác biệt gắn với 6 đô thị ven biển (Vĩnh Hy, Thanh Hải, Khánh Hải, Phan Rang - Tháp Chàm, Sơn Hải, Cà Ná) và các khu đô thị du lịch, khu chức năng ven biển được cụ thể hóa trong quy hoạch khu du lịch quốc gia Ninh Chữ.

Thu hút các ngành hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường

Đối với phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, Quy hoạch tỉnh xác định đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; ưu tiên thu hút vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, mang lại giá trị gia tăng cao, tăng nhanh tỉ lệ lấp đầy, nâng cao hiệu quả kinh tế các khu công nghiệp đã thành lập. Phát triển theo chiều sâu các khu công nghiệp có tính cạnh tranh quốc gia và quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp.

Phương án phát triển khu du lịch, tập trung phát triển các khu vực có ưu thế về du lịch biển (vịnh, bãi tắm), hồ, cồn cát và khu vực sản xuất muối theo định hướng sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, khác biệt. Trong đó, chú trọng phát triển các khu vực sau: Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ, thuộc khu vực dải không gian ven biển tỉnh Ninh Thuận, thuộc địa giới hành chính của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam; phát triển trọng tâm các hoạt động kinh tế du lịch khai thác các giá trị kinh tế biển, các giá trị sinh thái cảnh quan đa dạng, có tính đặc thù cao góp phần tạo dựng môi trường biển độc đáo, tạo dựng thương hiệu riêng thông qua việc khai thác các điểm nhấn khác biệt: biển đẹp tự nhiên, vùng gió, nắng và cát cho các hoạt động thể thao biển đặc thù, vùng nước trồi và các sinh vật đặc thù; phát triển trở thành một trong các vùng du lịch trọng điểm quốc gia, là điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, cả nước và quốc tế…

Trên đường phát triển

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà
Địa phương

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà

Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản sông Đà, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng cường công tác quảng bá. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà hiện nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trên đường phát triển

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tính đến cuối năm 2024, một số mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân giảm nghèo, thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng
Trên đường phát triển

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa chú trọng phối hợp xây dựng, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch liên kết giữa 3 địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận phù hợp với thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng kết nối du lịch giữa các tỉnh trong khu vực như: Khánh Hòa - Phú Yên - Đắk Lắk; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng tạo thành chuỗi liên kết vùng, nhằm phát huy hiệu quả liên kết vùng theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra hiện trường để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán.

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch
Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,87% (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Có 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, đạt 209,15 nghìn tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch (đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tăng 11,4%, bằng 98% kế hoạch.

Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) Hà Thị Hường phát biểu tham luận
Địa phương

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024. Tại Đại hội, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện các phong trào, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hủ tục... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?
Địa phương

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần xây dựng An Dương là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP. Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng

UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng giai đoạn 2024 - 2030. Đề án đặt mục tiêu huy động tối đa các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm. Trong đó, phấn đấu năm 2025 huy động được 420.000 tỷ đồng, đến năm 2030 huy động được 714.000 tỷ đồng.

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay
Địa phương

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay

Giải pháp nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền vững luôn là bài toán nan giải tại các xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên; những năm qua, cùng chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính quyền cơ sở và người dân đã năng động sáng tạo, phát huy những lợi thế tại địa phương trong sản xuất, cùng nhau thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Một góc nông thôn mới huyện Mê Linh
Địa phương

Nhiều mô hình hay, cách làm tốt ở Mê Linh

Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đến nay, huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo. Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện được triển khai sôi nổi với nhiều mô hình hay, cách làm tốt, góp phần làm diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.