Sửa đổi Luật Dầu khí - hoàn thiện thể chế phát triển ngành dầu khí

Bài 4: Cú hích “đánh thức” dòng vốn đầu tư

Những năm qua, do vướng quy định pháp luật, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gặp không ít khó khăn; vì vậy, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) được kỳ vọng là cú hích để “đánh thức” dòng vốn đầu tư vào hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, trên cơ sở bổ sung các quy định, cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên và tận thu mỏ dầu khí. 

Giảm sản lượng khai thác dầu khí

Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), hiện các mỏ dầu khí lớn của Việt Nam đang suy giảm sản lượng tự nhiên từ 5 - 8%/năm, do hầu hết các mỏ đã khai thác quá lâu. Đây thực sự là một thách thức lớn trong mục tiêu gia tăng sản lượng khai thác, bởi việc đầu tư phát triển mỏ mới gặp nhiều vướng mắc, các mỏ mới đưa vào khai thác chủ yếu là mỏ nhỏ, cận biên…

Thống kê từ năm 2015 đến nay cho thấy, sản lượng khai thác dầu trong nước liên tục sụt giảm, từ mức 16,9 triệu tấn năm 2015 xuống còn 15,2 triệu tấn năm 2016; 13,4 triệu tấn năm 2017; 12 triệu tấn năm 2018; 11 triệu tấn năm 2019 và 9,7 triệu tấn năm 2020. Theo dự báo, sản lượng khai thác dầu khí tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. 

Sửa đổi Luật Dầu khí, tạo cú hích để “đánh thức” dòng vốn đầu tư
Sửa đổi Luật Dầu khí, tạo cú hích để “đánh thức” dòng vốn đầu tư. Nguồn: ITN

Đặc biệt, phần nhiều những mỏ dầu khí đang khai thác ở Việt Nam đều được đưa vào khai thác trong quá trình từ năm 1986 - 2021. Trong đó, những mỏ có góp phần sản lượng lớn đều đã khai thác được 15 - 36 năm (đang ở tiến trình khai thác cuối đời mỏ), độ ngập nước cao và tăng liên tục theo thời hạn. Độ ngập nước trung bình của một số ít mỏ hiện đã ở mức 50% - 90%, dẫn đến sản lượng suy giảm tự nhiên.

Để hạn chế mức độ suy giảm sản lượng tự nhiên từ các giếng hiện hữu, nhiều giải pháp ứng phó đã được áp dụng kịp thời vào hoạt động khai thác. Theo đó, Petrovietnam và các nhà thầu đã khoan bổ sung các giếng khoan đan dày. Tuy nhiên, với số lượng giếng khoan đan dày rất hạn chế và sản lượng thường không cao nên giải pháp ứng phó trước mắt này chỉ đóng góp dưới 10% sản lượng chung của cả mỏ. Bên cạnh đó, giải pháp sửa chữa, can thiệp giếng, nâng cao và tối ưu hệ số sử dụng thiết bị cũng được triển khai tích cực, song cũng chỉ đóng góp cao nhất là 2% sản lượng của toàn mỏ.

Theo Thạc sĩ Phạm Văn Long, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, báo cáo tổng kết chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong 10 năm qua cho thấy, nếu tính số lượng mỏ phát hiện trên toàn thềm lục địa Việt Nam thì khoảng 75 - 80% số lượng mỏ là mỏ dầu khí cận biên. Nếu tính theo con số trữ lượng phát hiện thì tỷ lệ là khoảng 30% trữ lượng dầu khí đã phát hiện là mỏ dầu khí cận biên. Khi giá dầu thô cao, việc đầu tư tìm kiếm, khai thác các mỏ dầu khí cận biên có trữ lượng nhỏ sẽ hấp dẫn các công ty dầu khí quốc tế, bởi họ luôn đặt tỷ suất lợi nhuận làm ưu tiên lựa chọn. 

Trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu khí đang dần suy giảm, Petrovietnam đang tích cực triển khai các giải pháp, biện pháp kỹ thuật để đưa vào khai thác các mỏ “đặc biệt” ở khu vực nước sâu, xa bờ có điều kiện thi công phức tạp. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này cần phải có những chính sách, cơ chế “đặc biệt”. 

Cần cơ chế ưu đãi đặc biệt

Thạc sĩ Phạm Văn Long khẳng định, cũng giống như ở nhiều quốc gia trên thế giới, các mỏ cận biên tại Việt Nam khi phát hiện thường khó đưa vào phát triển khai thác ngay được vì điều kiện địa lý và hạ tầng kỹ thuật chưa cho phép phát triển; yếu tố thị trường và giá bán sản phẩm, cơ chế chính sách ưu đãi, các định chế tài chính, các điều khoản, điều kiện cam kết liên quan tới thuế, tỷ lệ chia lại, thu hồi chi phí chưa đủ khuyến khích các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tất cả các chính sách riêng cho mỏ cận biên và khung pháp luật chuyên ngành chưa phù hợp, chưa khuyến khích được các nhà đầu tư phát triển các mỏ cận biên. 

Chính vì những khó khăn và thách thức nêu trên, để hoàn thành mục tiêu gia tăng sản lượng dầu khí từ nay đến năm 2025, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Việt Nam cần cơ chế ưu đãi đầu tư phù hợp để đưa vào phát triển các phát hiện đã được tìm thấy trong giai đoạn trước, cũng như tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí mới.

Chia sẻ về nội dung này, theo ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, trong quá trình khai thác mỏ dầu khí, có những mỏ đã sắp đến thời hạn kết thúc, tuy nhiên tiềm năng trữ lượng vẫn có thể tiếp tục khai thác, nếu có cơ chế về chi phí và lợi ích thì hoàn toàn có thể tiếp tục khai thác; nhà đầu tư muốn đầu tư thêm vào mỏ đó có thể gia tăng trữ lượng và nâng cao hiệu quả. Tất cả những thực tiễn đó trong Luật Dầu khí hiện hành chưa chế định. Như vậy, hiện đang thiếu một cơ chế gia tăng hiệu quả trong hoạt động dầu khí. Trong dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này đã quy định những nội dung như vậy.

Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận và tham vấn chuyên gia, một số nội dung vẫn còn những ý kiến khác nhau; ví dụ có nên khai thác tận thu dầu khí hay không? Có cần một cơ chế hoàn toàn khác với việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dầu khí? Có quan điểm cho rằng, lợi ích đó phải đáng kể và nên quy định một tiêu chí cụ thể như chi phí so với lợi ích thì lợi ích phải đạt từ 20% trở lên. Cũng có ý kiến khác cho rằng, nếu cố định một tiêu chí thì rất khó để xác định lợi ích cao hơn chi phí là bao nhiêu %...

Đại diện Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần bổ sung khái niệm “khai thác tận thu” vào dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), để làm rõ sự khác biệt với khái niệm “khai thác tận thu khoáng sản” tại Luật Khoáng sản năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018). Đồng thời, nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các quốc gia khác để bổ sung các loại hợp đồng dầu khí khác (về các điều khoản mẫu), nhằm góp phần thu hút nhà đầu tư, kịp thời khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này trong thời gian tới.

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.