Để thực hiện phương hướng và mục tiêu mà Nghị quyết 15-NQ/TU đã đề ra, Đảng bộ thành phố xác định yếu tố hết sức quan trọng là phải thống nhất nhận thức, quan điểm và tăng cường tuyên truyền giáo dục để toàn thể cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân thành phố nhận thức đầy đủ và đúng đắn về công tác tư tưởng. Các giải pháp của Nghị quyết cũng nhằm cụ thể hóa chủ trương Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân.
Xây dựng Đảng về tư tưởng là một trong những nhiệm vụ cơ bản, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, niềm tin của cán bộ, đảng viên đối với Đảng ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: “Công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất. Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới, thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất. Nếu trong Đảng và ngoài Đảng từ trên xuống, từ trong đến ngoài đều tư tưởng thống nhất và hành động thống nhất thì nhiệm vụ tuy nặng nề, công việc tuy khó khăn phức tạp ta cũng nhất định thắng lợi”.
Thấm nhuần lời dạy của Người, Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban thường Thành ủy Hà Nội xác định rất rõ nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm chỉ ngay sau nhiệm vụ “tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với thực hiện nhiệm vụ chính trị”. Theo đó, các cấp ủy luôn quan tâm lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyên, giáo dục chính trị tư tưởng; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 - CT/TW, ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Trước và trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, các cấp ủy toàn thành phố chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị chủ động làm tốt việc quán triệt yêu cầu nhiệm vụ đến cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, nâng cao vai trò nêu gương, ý thức trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, từng cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu… Chỉ đạo việc chủ động nắm và dự báo tình, hình, kịp thời cung cấp những thông tin có định hướng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là ở những địa bàn có các vụ việc phức tạp.
Hệ thống tuyên giáo thành phố cũng đã tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động thông tin, tuyên truyền Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đảm bảo kịp thời, bài bản, có chiều sâu. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ thành phố thường xuyên đăng tải tin, bài trong các chuyên mục: Xây dựng Đảng; hoạt động lãnh đạo thành phố; đấu tranh chổng quan điểm sai trái, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chủ yếu tập trung đăng tải phân tích về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém; các vụ việc “nóng”, phức tạp...
Các cơ quan báo chí, truyền thông của thành phố thường xuyên đưa tin, bài tuyên truyền kết quả thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15- CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; định hướng thông tin sinh hoạt chi bộ, đoàn thể để tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đúng bản chất các sự việc về các vấn đề nóng, phức tạp xảy ra trên địa bàn…
Kinh nghiệm của Đảng bộ Quận ủy Hoàn Kiếm cho thấy, việc thường xuyên triển khai, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Chỉ thị số 15-CT/TU; Hướng dẫn số 05-HD/BTCTU đã giúp Đảng bộ quận giữ vững thành tích không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém từ đầu nhiệm kỳ đến nay; không phát sinh vụ việc phức tạp, tập trung đông người, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Ban Thường vụ Quận ủy cũng xây dựng, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Nhờ đó, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, chủ trì phối hợp hoạt động của chi bộ tổ dân phố, địa bàn dân cư được khẳng định và nâng cao, hiệu quả hoạt động tốt hơn. Sự lãnh đạo của chi bộ dân cư đã tạo được sự thống nhất, hoạt động của tổ dân phố, ban công tác mặt trận và các chi hội đoàn thể tốt hơn, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện.
Đối với Đảng bộ quận Đống Đa, Quận ủy đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các giải pháp củng cố tổ chức cơ sở đảng, yêu cầu các đơn vị sâu sát với việc giải quyết các vụ việc ngay từ cơ sở. yêu cầu các tổ chức cơ sở đảng tự nhận diện, đánh giá các tổ chức đảng cần phải củng cố, báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy xem xét đưa vào diện củng cố nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cấp ủy, bí thư cấp ủy, nâng cao chất lượng đảng viên. Các cấp ủy làm tốt việc phân công nhiệm vụ cho cấp ủy viên gắn với nhiệm vụ chuyên môn của mỗi người theo tinh thần “rõ người, rõ việc”…
Tại Đảng bộ huyện Thanh Trì, Đảng bộ huyện xác định tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo; làm tốt công tác dự báo, nắm bắt tình hình cơ sở; định hướng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội; tăng cường đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của tổ chức, đảng viên và nhân dân để lãnh đạo, chỉ đạo, sâu sát, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm; khắc phục khuyết điểm, hạn chế… Đảng bộ huyện cũng hết sức quan tâm đến việc tăng cường phân cấp, thực hiện tốt Quy chế làm việc của Huyện ủy và các cấp ủy, các quy chế phối hợp giải quyết các công việc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Phát huy đoàn kết, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; rõ tiến độ, rõ hiệu quả, sâu sát cơ sở, chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho cơ sở…
Không chỉ Đảng bộ các quận, huyện Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, thực hiện mục tiêu Nghị quyết 15/NQ-TU với sự chỉ đạo sát sao và triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác giáo dục lý luận chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương trở thành nhu cầu tự thân, là việc làm thường xuyên, động lực để mỗi cán bộ, đảng viên khơi dậy khát vọng, ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực, đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đảng bộ thành phố cũng tập trung xây dựng văn hóa trong chính trị, trước hết trong Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị. Cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trên từng lĩnh vực, trong mỗi thành viên của hệ thống chính trị. Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện sâu rộng, thường xuyên, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI và Khóa XII) và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm, mọi quyết sách, hành động đều vì hạnh phúc của Nhân dân; việc xây dựng Đảng về đạo đức của Đảng bộ thành phố theo Kết luận số 01-KL/TW và Kết luận số 21-KL/TW của Trung ương Đảng (Khóa XIII) được thực hiện đồng bộ, toàn diện, liên tục và quyết liệt gắn với xây dựng tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chiến lược, cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Qua đó, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và năng lực điều hành, quản lý của chính quyền được nâng lên.
Tuấn Nguyên - Văn Anh - Bảo Trâm - Xuân Tùng