Bắc Kạn nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào DTTS, tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã kịp thời đến tuyên truyền, vận động, thậm chí xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Gánh nặng cản trở sự phát triển

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là vấn nạn lớn, cản trở sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Đồn nói riêng. Để hạn chế tình trạng này, huyện Chợ Đồn đã triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có triển khai mô hình điểm “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại 3 xã Nam Cường, Xuân Lạc, Tân Lập.

Theo báo cáo của các xã, từ năm 2022 đến nay đã xảy ra 24 trường hợp tảo hôn, tập trung chủ yếu ở xã Xuân Lạc (20 trường hợp), đặc biệt có xã khác cũng có trường hợp tảo hôn tăng nhiều so với trước khi xây dựng mô hình điểm. Nguyên nhân do phong tục tập quán ở một số nơi vẫn còn lạc hậu, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về tác hại của việc kết hôn và sinh con sớm còn nhiều hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình chưa cao. Trong khi đó, chính quyền lại chưa có biện pháp tuyên truyền, vận động và cương quyết ngăn chặn kịp thời.

z4299498159841-61e63e2c007dd99c1a2e6b04eaeacc70-2435.jpg
Phát huy vai trò người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS để nâng cao nhận thức cho người dân. Ảnh: Thanh Loan

Không riêng Chợ Đồn mà tại huyện vùng cao khác như Ngân Sơn, thực trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp. Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn 2 xã triển khai xây dựng mô hình điểm là Thượng Quan và Hiệp Lực cũng xảy ra 16 cặp tảo hôn, 1 cặp kết hôn cận huyết thống. Mặc dù các xã đã kịp thời phát hiện, tuyên truyền, vận động nếu còn vi phạm sẽ xử phạt răn đe. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Qua theo dõi của Ban Dân tộc tỉnh cho thấy, hiện nay, thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thường xảy ra ở giai đoạn từ 16 - 19 tuổi đối với nam và từ 14 - 17 tuổi đối với nữ. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm chất lượng dân số, thất học, khó phát triển kinh tế. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân

Trước tình trạng tảo hôn vẫn còn những diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Kạn đã lồng ghép vào hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn. Trong năm 2023, tỉnh đã tiếp nhận và thực hiện 907 vụ việc/907 lượt người có đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, trong đó có nội dung liên quan đến hôn nhân gia đình, đối tượng người DTTS là 627 người. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc tảo hôn, một số người vẫn “vô tư” nói, cứ cho các cháu cưới nhau, không khai báo và không đăng ký kết hôn thì không sao. Nhưng cũng có nhiều người nghiêm túc nhìn nhận, tảo hôn là vi phạm pháp luật nên sẽ dặn dò con cháu tập trung học tập, không yêu và kết hôn sớm để có tương lai tốt hơn.

Trao đổi vấn đề này, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bế Ngọc Thuấn cho biết, do tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn; đời sống vật chất tinh thần của đồng bào còn nhiều thiếu thốn, vẫn còn trường hợp mù chữ, nhận thức của một số đồng bào còn hạn chế. Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao; sự can thiệp, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết…

Điều đáng bàn khác, hiện nay nhiều bậc phụ huynh do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải đi làm xa, không sát sao trong quản lý con, dẫn đến các em là những đối tượng có nguy cơ dễ bị xâm hại, kết hôn sớm. Trong khi đó, những phản ứng từ phía cộng đồng còn rất yếu ớt, hầu hết đều coi đây là chuyện riêng của từng gia đình, thậm chí có nơi không những không phản đối mà còn đồng tình ủng hộ.

Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại tỉnh Bắc Kạn là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng rất quan trọng. Những giải pháp đồng bộ từ việc nâng cao nhận thức cộng đồng đến hỗ trợ kinh tế, thực thi pháp luật sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Bắc Kạn đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ thôn, các tổ chức chính trị xã hội, người uy tín trong cộng đồng và người dân về các quy định pháp luật, thực trạng, hậu quả và hệ lụy của vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội cùng chung tay ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).