Quảng Bình với mục tiêu giảm nghèo bền vững

Bài 1: Tận dụng mọi lợi thế, huy động nhiều nguồn lực

Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã và đang có những cách làm hay, hiệu quả trong hỗ trợ, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững; trong đó, nhờ chú trọng lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình giảm nghèo, đồng thời huy động các nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế sẵn có để có giải pháp giảm nghèo bền vững; công tác giảm nghèo của địa phương có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: L.M
Nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: L.M

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi ở thôn Sơn Tùng có 2,4ha đất vườn ở vùng gò đồi xã Quảng Tùng (huyện Quảng Trạch). Sau nhiều năm trồng rừng, nhận thấy cây keo, bạch đàn không còn hiệu quả, đầu năm 2022, gia đình ông đã mạnh dạn phá bỏ để chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, như mít Thái, mãng cầu, xoài... cùng một số cây trồng ngắn ngày khác. Đặc biệt, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, ông Lợi đã xây dựng khu nhà màng để trồng dưa chuột, dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy mới chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhưng năm 2022, bước đầu gia đình đã có thu nhập khá từ việc bán hoa màu trồng trong nhà màng. Nhờ trồng và chăm sóc nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, các loại rau màu của gia đình đều đạt chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng, tiêu thụ nhanh.

Tương tự, nhờ chuyển đổi 5 sào ruộng lúa sang trồng các loại rau mà những năm gần đây gia đình bà Mai Thị Châm (xã Quảng Tùng) có thu nhập ổn định, đời sống được nâng lên rõ rệt; bà Châm cho biết trước đây, mỗi năm gia đình chỉ trồng được 1 vụ lúa, còn lại thì bỏ ruộng hoang, khi chuyển qua trồng các loại rau thì diện tích đất ruộng được tận dụng hết, gia đình có việc làm quanh năm, thu nhập ổn định. “Từ khi chuyển đổi qua trồng rau (diếp cá, rau má, xà lách, cải mầm…), trung bình mỗi ngày thu nhập khoảng 500.000 đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa” - bà Châm chia sẻ.

Hay như với gia đình anh Nguyễn Văn Luận - một trong những hộ nghèo vượt khó, phát triển kinh tế bền vững của xã Tân Ninh (huyện Quảng Ninh), năm 2019, anh Luận thuê đất của xã để đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng do mưa lũ nên toàn bộ trang trại bị cuốn trôi. Không nản chí, gia đình lại quyết tâm đầu tư xây dựng lại trang trại với diện tích khoảng 2ha trồng cây ăn quả, gần 1ha cây rừng và trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm… “Đến nay, gia đình đã trả hết các khoản vay, kinh tế ổn định với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 - 15 lao động theo thời vụ”, anh Luận phấn khởi.

Còn với anh Hồ Phình ở xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa), từng thuộc diện hộ nghèo, thường xuyên thiếu ăn, song, nhờ được hỗ trợ 2 con bò sinh sản và vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách để chăn nuôi nên kinh tế gia đình ngày càng được cải thiện; năm 2022, anh đã viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo để nhường nguồn hỗ trợ cho người khác.

Thực tế, để giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, mỗi địa phương ở Quảng Bình đều có những cách làm khác nhau để phù hợp với thực tiễn. Đơn cử như huyện Quảng Ninh, ngoài thiết lập xây dựng các dự án, mô hình hỗ trợ sinh kế, huyện đã trích ngân sách để phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng khó khăn, đào tạo nghề cho người lao động; đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức trồng trọt, chăn nuôi cho người nghèo, cận nghèo...

Hay như với thị xã Ba Đồn, thời gian chú trọng lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với chương trình giảm nghèo, đồng thời huy động mọi nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế của địa phương để có giải pháp giảm nghèo bền vững… Còn với Quảng Trạch, việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình như đề án giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM; đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ y tế, giáo dục, hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn... đã được huyện chú trọng. Đồng thời, huyện tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và học tập kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;…

Sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ

Với mục tiêu thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa các vùng, miền, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Quảng Bình đã triển khai hiệu quả nhiều chính sách đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước như: Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, Nghị quyết 30a giảm nghèo nhanh, bền vững…

Cùng với đó, công tác xã hội hóa nguồn lực ngày càng được quan tâm, ý thức, trách nhiệm của người dân về giảm nghèo từng bước được nâng cao. Theo đó, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao được các hộ mạnh dạn đầu tư và đem lại thu nhập ổn định như mô hình nuôi ong (huyện Minh Hóa); trồng keo (huyện Tuyên Hóa); trang trại chăn nuôi lợn, gà, vịt (huyện Bố Trạch); mô hình lúa - cá, trồng mướp đắng, bí đỏ (huyện Lệ Thủy)… Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình cũng chú trọng các giải pháp cho vay vốn tạo việc làm cho người nghèo; tập trung huy động lồng ghép các nguồn lực, trong đó nguồn vốn tín dụng ưu đãi do Ngân hàng chính sách xã hội quản lý, hỗ trợ đắc lực công tác giảm nghèo bền vững…

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,95/0,8% so với năm 2022, đạt 118,7%; hộ cận nghèo giảm 0,75/0,5% so với năm 2022, đạt 150%... Điểm nhấn nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo ở Quảng Bình thời gian qua là các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng; mức sống dân cư được cải thiện góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước; đặc biệt, đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo; xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo…

Có được kết quả này nhờ thay đổi tư duy về giảm nghèo, chuẩn nghèo ở các cấp, các ngành và mỗi địa phương, từ cán bộ cơ sở đến người dân. Cùng với đó, phương thức hỗ trợ chuyển từ cho không sang trợ giúp một phần, có đối ứng. Các địa phương cũng từng bước xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nhằm tạo điều kiện cho người nghèo sử dụng hiệu quả chiếc “cần câu”…, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh chia sẻ.

Hội đồng nhân dân

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh khảo sát cảng Nosco (thị xã Quảng Yên).
Hội đồng nhân dân

Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

Trong tháng 10 vừa qua, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác bảo đảm ATGT đường thủy nội địa và quản lý, đăng kiểm, đăng ký phương tiện giao thông đường thủy. Qua đó, kiến nghị UBND tỉnh xem xét ban hành quy định tăng cường công tác quản lý luồng tuyến; phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện vi phạm di chuyển trong tuyến thủy nội địa với các địa phương giáp ranh...

Đoàn khảo sát thực tế phương án phòng cháy chữa cháy tại chợ An Long, huyện Tam Nông
Hội đồng nhân dân

Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ

Làm việc với huyện Tam Nông về kết quả thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Nghị quyết số 85/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đồng Tháp đề nghị, địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng PCCC cho người dân; thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng ngừa, nhất là phối hợp giữa lực lượng chữa cháy cơ sở và dân phòng theo phương châm 4 tại chỗ.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.