Tín dụng chính sách đối với sự phát triển của phụ nữ

Bài 1: “Phao cứu sinh” của phụ nữ nghèo

Trong 6,6 triệu khách hàng diện hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), có tới 4,4 triệu khách hàng là phụ nữ nghèo, chiếm trên 66%. Trong số này, có hàng triệu khách hàng và gia đình đã vượt qua đói nghèo, vươn lên làm chủ cuộc sống, đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Điều đáng quý, tất cả họ đều khởi nghiệp và thành công bằng chính nguồn vốn tín dụng chính sách…

Tạo bước ngoặt

Nhìn vào căn nhà khang trang, cùng đàn bò "đông đúc" hiện tại, ít ai biết rằng gia đình chị Sơn Thị Nguyên, người dân tộc Khmer ở khóm 6, phường 8, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh từng có cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả và là hộ nghèo "bền vững" của phường 8. Chị Nguyên cho biết, năm 2013, chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 8 và Tổ tiết kiệm và vay vốn khóm 6 hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay chương trình hộ nghèo. Nguồn vốn vay thực sự là phao cứu sinh cho gia đình chị Nguyên.

Ảnh: Cán bộ NHCSXH Quản Bạ, Hà Giang hướng dẫn chương trình vay mới cho bà con. Ảnh: Trần Việt
Cán bộ NHCSXH Quản Bạ, Hà Giang hướng dẫn chương trình vay mới cho bà con. Ảnh: Trần Việt

"Từ con bò đầu tư ban đầu bằng nguồn vốn NHCSXH cho vay, sau 2 năm gia đình tôi đã có những con nghé đầu tiên rồi tăng đàn lên tới 10 con. Chúng tôi đã lựa chọn bán bớt một số bò thịt để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình, sửa chữa căn nhà đang ở, nuôi các con học hành, tiết kiệm và trả nợ vay" - chị Nguyên tâm sự.

Ý nghĩa của đồng vốn càng trở nên ý nghĩa hơn với những người dân tha hương lập nghiệp như chị Phan Thị Thanh Hoa - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn số 3, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Năm 2002, từ bỏ cuộc sống nghèo khổ ở Nghệ An để đến vùng kinh tế mới huyện Kon Plông sinh sống với bao hy vọng. Tuy nhiên, cuộc sống hiện thực khó khăn không kém quê nhà khiến chị Hoa đã nhiều lần tính trở về quê.

Cũng may năm 2003, sau khi NHCSXH huyện Kon Plông được thành lập và đi vào hoạt động, được sự hướng dẫn tận tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, chị Hoa được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Với 10 tổ viên khởi đầu, lúc đó chỉ vay ít ỏi có 50 triệu đồng từ nguồn vốn hộ nghèo, nhưng cũng giúp các tổ viên có nguồn vốn khởi nghiệp nuôi trâu, bò hoặc trồng mì, đời sống có phần khá hơn. Họ cũng trở thành những điển hình lôi kéo phong trào phát triển kinh tế thông qua vay vốn tín dụng trong thôn, xã. Hiện nay, Tổ Tiết kiệm và vay vốn do chị Hoa quản lý có 60 thành viên với dư nợ 4,1 tỷ đồng và không có nợ quá hạn.

"Nhìn lại 20 năm qua, chúng tôi đã kịp thời chuyển tải nguồn vốn tới hơn 200 lượt hội viên, với doanh số cho vay gần 20 tỷ đồng. Nguồn vốn đã thực sự giúp chị em vươn lên, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xây dựng khu dân cư giàu mạnh; góp phần đưa xã Đăk Long - một xã đặc biệt khó khăn kể từ trước khi tách huyện, trở thành thị trấn Măng Đen - một điểm du lịch nổi tiếng của cả nước ngày nay" - Tổ trưởng Phan Thanh Hoa tự hào.

Phụ nữ - kênh dẫn vốn quan trọng

Không chỉ tín dụng chính sách mang lại cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn cơ hội để đổi đời. Ngược lại, các chị em và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp cũng là một kênh dẫn vốn quan trọng của NHCSXH, góp phần làm nên sự thành công của chính sách tín dụng đặc thù, đậm tính nhân văn của Đảng, Nhà nước.

Hơn 10 năm gắn bó cùng NHCSXH huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre; Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Đông Trị, xã Thành An - Phạm Thị Thảo đã trở thành "cầu nối" quen thuộc của những hộ khó khăn với "Ngân hàng vì người nghèo". Bà Thảo cho biết, lúc mới tiếp nhận công việc, bà cũng rất lo lắng. Vì bà con xóm làng, bà Thảo đã nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu quy định mới nhất về vay vốn, cố gắng nắm bắt kịp thời từng hoàn cảnh gia đình, nhu cầu vay vốn của các thành viên trong Tổ tiết kiệm và vay vốn để tư vấn, hỗ trợ thông qua các buổi họp tổ thường kỳ, buổi giao lưu, thậm chí đến từng nhà để động viên, hướng dẫn.

Theo bà Thảo, điều quan trọng nhất để tạo nên uy tín của người Tổ trưởng là trong quá trình bình xét cho vay phải luôn tôn trọng các thành viên, lấy ý kiến công khai; đồng thời phân tích để thành viên hiểu được trường hợp, hoàn cảnh khó khăn cần ưu tiên, tạo điều kiện cho vay với nguồn vốn cao nhất. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn được giải ngân, Tổ trưởng không bỏ mặc thành viên tự tìm hướng đi cho mình mà cần thường xuyên bám sát, gần gũi, động viên họ tham gia lớp tập huấn kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, định hướng để thành viên chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp.

Trách nhiệm và tâm huyết của người tổ trưởng; quyết tâm thoát nghèo của từng chị, em đã được trợ lực kịp thời bằng nguồn vốn ưu đãi. Từ khoảng 30 hộ vay vốn ban đầu, đến nay, trong ấp Đông Trị đã có 60 hộ được tiếp cận nguồn vốn chính sách, với tổng dư nợ đạt hơn 2,2 tỷ đồng. Nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Có thể nói, trong suốt 20 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vững vị thế dẫn đầu trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nguồn vốn chính sách để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng dư nợ đạt 110 nghìn tỷ đồng cho gần 2,5 triệu hộ vay tại 62.300 Tổ tiết kiệm vay vốn ở khắp các bản, làng; tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,14% tổng dự nợ. Tổ tiết kiệm và vay vốn trở thành "mắt xích" quan trọng trong kênh dẫn vốn của NHCSXH.

Với nhiều cách làm hay, linh hoạt, đầy sáng tạo, Hội đã nối dài "kênh" dẫn vốn, phát huy hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, góp phần giúp những địa phương và cá nhân "khát vốn" có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).