Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Bài 1: Kịp thời ngăn chặn nguy cơ

UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành kế hoạch kịp thời, phân công việc tổ chức thực hiện cụ thể cho các ngành, địa phương trong triển khai. Trên cơ sở đó, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền và các hoạt động tại các mô hình điểm nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thực hiện tốt việc nắm tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là địa bàn có nhiều nguy cơ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, qua đó đã kịp thời ngăn chặn các trường hợp có thể xảy ra.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn và Trường PTDT Nội trú Ba Bể tặng phần thưởng cho các học sinh xuất sắc nhất trong phần thi
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn và Trường PTDT Nội trú Ba Bể tặng phần thưởng cho các học sinh xuất sắc nhất trong phần thi "Rung chuông vàng". Ảnh: Hoàng

 Đó là kết quả nổi bật trong thực hiện Đề án 498/QĐ-TTg ngày 14.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và MN” giai đoạn 2021 - 2025.

Tăng cường kiểm tra hoạt động các mô hình điểm

Triển khai thực hiện Đề án 498 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn II (2021 - 2025) trên địa bàn, công tác tuyên tuyền, vận động được chú trọng. Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại các xã vùng sâu, vùng xa và 11 mô hình điểm, nơi có nguy cơ xảy ra tình trạng tảo hôn cao bằng nhiều hình thức như: phối hợp với Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục công tác dân tộc tuyên truyền về các chương trình, chính sách dân tộc; phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức 11 cuộc tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa như tìm hiểu kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình thông qua các tiểu phẩm, phát băng đĩa hình…

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đây vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nghèo đói, thất học và suy giảm chất lượng cuộc sống. Đối với giáo dục, tảo hôn và hôn nhân cận huyết là rào cản đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam đã cam kết thực hiện với Liên Hợp Quốc: giảm tình trạng đói nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng nam nữ, giảm tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Để kịp thời cung cấp thông tin, kiến thức về hôn nhân, gia đình và sử dụng làm tài liệu tuyên truyền tại cơ sở, năm 2021, 2022, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, Ban Chỉ đạo xã thực hiện mô hình điểm biên soạn và phát hành 3.000 cuốn Bản tin “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” (cấp cho Ban Chỉ đạo cấp xã, nhóm nòng cốt, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, trường học của 11 mô hình điểm Đề án) để tuyên truyền trực tiếp đến người dân, học sinh... góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đồng bào dân tộc thiểu số trong tuân thủ, chấp hành pháp luật, nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn II, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tiếp tục duy trì triển khai hoạt động của 11 mô hình điểm Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2015-2020 tại các huyện Ngân Sơn, Pác Nặm, Chợ Đồn, Na Rì (1 mô hình tại trường học và 10 mô hình tại các xã ĐBKK). Hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra trực tiếp tại các mô hình điểm, nắm bắt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các mô hình; nắm bắt thực trạng, xu hướng và nguy cơ tiềm ẩn tình trạng tảo hôn trên địa bàn; công tác xử lý vi phạm các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết của cấp ủy, chính quyền địa phương…

Huy động tham gia của cộng đồng ngăn ngừa, giảm thiểu

Đối với Tiểu Dự án 9.2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và MN”, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong xã hội mọi người cùng chung tay ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đối với cấp tỉnh, Ban Dân tộc đẩy mạnh việc cấp phát tài liệu, tuyên truyền, vận động. Nhất là thực hiện 6 cuộc hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bình đẳng giới... với hình thức tổ chức các buổi ngoại khóa, sân khấu hóa hội thi “Rung chuông vàng” tại các trường PTDT nội trú, PTDT nội trú THCS trên địa bàn, thu hút hơn 1.500 học sinh và các thầy cô giáo tham gia.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh duy trì và triển khai 14 mô hình điểm tại các xã có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao. Căn cứ kinh phí được giao hằng năm, các huyện lựa chọn nội dung hoạt động của mô hình phù hợp với địa phương. Trong đó, có việc thành lập các điểm truyền thông, vận động. Thành lập câu lạc bộ, các nhóm nòng cốt như: người có uy tín trong cộng đồng; nhóm phụ nữ; thanh niên; học sinh, sinh viên người DTTS tại thôn bản, trường học để tuyên truyền, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…