Bài 1: Chất thép tôi luyện cơ sở Đảng

head-bai-1-5856.jpg

Bình Ba là hòn đảo nhỏ, xinh đẹp, diện tích trên 3km² thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đảo nhỏ còn mang vẻ đẹp hoang sơ và được mệnh danh là “Maldives của Việt Nam” hay đảo “tôm hùm”. Ra đảo mùa này niềm vui chộn rộn chợt đến với chúng tôi.

6h sáng xuất phát và chỉ một lát chúng tôi đã ở giữa mênh mông biển cả, nơi đất trời quyện một màu xanh thẳm. Trên con tàu bé nhỏ, phóng tầm mắt ra xa, đảo Bình Ba dần hiện lên với những dãy núi uốn quanh như “vành nôi” che chở cho thuyền bè ra vào vịnh Cam Ranh. Càng gần đến đảo, càng ngỡ ngàng giữa biển khơi san sát thuyền neo đậu, con đường bê tông uốn lượn như chiếc nơ bao quanh đảo; nhà cửa hiện dần lên trù phú, nhộn nhịp, tươi vui.


Khi đảng viên, tổ chức Đảng luôn tiên phong…


Cam Bình là một trong 6 xã của thành phố Cam Ranh. Xã đảo Cam Bình có 1.700 hộ với 5.200 nhân khẩu trong đó Đảo Bình Ba có 3 thôn là Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An với hơn 1.000 hộ dân, 3.800 nhân khẩu. 85% dân số trên đảo đều làm nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Do ở xa đất liền, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu nước sinh hoạt, thiếu vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng không đồng bộ…, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, từ sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự tiên phong của đảng viên, tổ chức Đảng trong chuyển đổi sản xuất, kinh tế xã đảo dần thay da, đổi thịt. Với nghề nuôi tôm hùm phát triển từ năm 1990, ban đầu chỉ có 5 lồng với lưới đơn giản bằng lưới sắt B40 nhưng đến nay đã phát triển lên 400 bè với hàng nghìn lồng nuôi tôm hùm các loại. Đời sống của người dân ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đạt 52 triệu đồng/người/năm.

Khi bình minh thức giấc trên bến cảng, khung cảnh tấp nập “trên bến dưới thuyền” hiện ra rộn rã, những chiếc thuyền nhỏ thay nhau đậu san sát tàu hàng hối hả nhận thức ăn cho tôm hùm. Thức ăn là cá nhỏ, cua nhỏ, sò nhỏ đã được sơ chế đóng bao gọn gẽ. Chất đầy thuyền, ngư dân lại lặng lẽ ra bè nuôi tôm và bắt đầu một ngày làm việc miệt mài giữa biển khơi.


“Trong quá trình phát triển kinh tế, nhất là trong vấn đề nuôi tôm hùm lồng và đánh bắt, đảng viên của thôn Bình Ba Tây luôn là người tiên phong bám biển, đi đầu…”

Bí thư Chi bộ thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình Trần Quốc Dũng


Khi có hướng phát triển kinh tế, người dân Bình Ba Tây luôn hăng say lao động...

Trong cái tấp nập của một ngày làm việc mới, ông Nguyễn Xuân Hiếu, Phó Bí thư Chi bộ thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình hồ hởi: “Đời sống của Nhân dân ở đây, lúc trước chuyên đánh bắt rồi sau đó khoảng năm 1995, 1996 bắt đầu chuyển sang vừa đánh bắt, vừa nuôi trồng tôm hùm lồng. Lúc mới đầu số lượng người nuôi tôm rất ít, sau này được Nhà nước đầu tư cho tuyến đường bê tông hóa quanh đảo vào năm 2012 - 2013, đời sống kinh tế của người dân phát triển hơn, đặc biệt công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương được Nhà nước quan tâm, đầu tư nên người dân trên đảo rất phấn khởi”. Chuyển đổi sản xuất là yếu tố quyết định xóa hộ nghèo và đảng viên, cấp ủy phải là người tiên phong “lãnh xướng” dẫn dắt và ủng hộ phong trào. Có ổn định kinh tế thì mới lo được cho dân, mới có thể làm tốt nhiệm vụ tham gia bảo vệ biển trời Tổ quốc.

Chân chất, cởi mở, ông Trần Quốc Dũng, Bí thư Chi bộ thôn Bình Ba Tây thuộc Đảng bộ xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa nói về Chi bộ mình: “Từ khi Chi bộ thôn Bình Ba Tây thành lập bắt đầu từ năm 2009 cho đến nay, trải qua hơn 3 nhiệm kỳ, đảng viên của Chi bộ luôn đoàn kết, hoàn thành mọi nhiệm vụ được tổ chức giao. Đặc biệt, trong quá trình phát triển kinh tế, nhất là trong vấn đề nuôi tôm hùm lồng và đánh bắt, đảng viên của thôn Bình Ba Tây luôn là người tiên phong bám biển, đi đầu, từ đó kinh tế của thôn Bình Ba Tây luôn phát triển”.


“Nông thôn mới đã khiến xã đảo thay da đổi thịt, người dân thêm tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng...”

Phó Bí thư Chi bộ thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình Nguyễn Xuân Hiếu



Khó khăn là chất thép tôi luyện


Trong cái yên lặng của biển cả sau một đêm ngơi nghỉ, tiếng máy thuyền bỗng vang lên rộn rã đánh thức bình minh ló rạng và báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Những ngư dân thôn Bình Ba Tây, với tình yêu lao động, yêu quê hương đất nước mang theo trong tim mình lá cờ Tổ quốc. Họ ra khơi không chỉ với ngư cụ, lưới bắt cá mà còn niềm tự hào, trách nhiệm lớn lao gìn giữ và bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Những người dân chân chất, ngày đêm bám biển, lao động miệt mài không chỉ để kiếm sống mà còn để khẳng định quyền lợi đánh bắt cá và bảo vệ vùng biển quê hương. Họ - những chiến sĩ thầm lặng, không quân phục - không chỉ đang làm nhiệm vụ sản xuất, mà còn bảo vệ biển trời quê hương.

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ toàn diện, thường xuyên, liên tục và không ngừng nghỉ. Trong đó, cơ sở Đảng trên các hải đảo giữ vai trò vô cùng quan trọng. Các đảng viên trên đảo phải là lực lượng tiên phong, thấm nhuần tư tưởng lãnh đạo xuyên suốt của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hoá bằng hành động thực tiễn, bằng tấm gương lao động sản xuất của mình; không đơn thuần là những người tham gia vào việc lãnh đạo và tổ chức công tác chính trị, mà còn là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân; giữa lời nói và việc làm; là sự kết nối Nhân dân thành bức tường vững chắc trong sản xuất và bảo vệ biển đảo.


"Các đảng viên trẻ tích cực tham gia xây dựng mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường; khu dân cư tự quản an ninh trật tự... qua đó góp phần tuyên truyền, vận động Nhân dân trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", phát huy tốt vai trò nêu gương, tiên phong của người đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ..." - Phó Bí thư Chi bộ thôn Bình Ba Tây Nguyễn Xuân Hiếu chia sẻ.


Ngày mới ở Bình Ba Tây
Ngày mới ở Bình Ba Tây

Đi đầu trong trong tuyên truyền và nâng cao nhận thức người dân nhưng công tác đảng ở xã đảo cũng gặp không ít thách thức. Anh Nguyễn Xuân Hiếu, Phó Bí thư Chi bộ thôn Bình Ba Tây chia sẻ: “Qua công tác tham mưu cùng Chi bộ thôn Bình Ba Tây công tác phát triển đảng viên cũng có nhiều khó khăn. Về mặt nguồn để phát triển đảng viên hiện nay rất khó. Lực lượng quần chúng Nhân dân hoặc thanh niên trong độ tuổi hoặc được Đoàn Thanh niên giới thiệu đa số đi làm ăn xa hoặc đi học tập, rồi sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ công tác ở địa phương khác. Do đó, nguồn dự bị này gần như bị đứt đoạn. Trên đảo còn có người dân, ngư dân bám biển. Tuy nhiên, cái khó của lực lượng này là họ không chủ động về mặt thời gian, mải miết chăm lo đời sống kinh tế của gia đình nên dù được vận động nhiệt tình cũng không mấy ai mặn mà”.


“Từ đặc thù của một xã đảo, làm việc gì phải bám biển, phải đi xa, nên nguồn để phát triển đảng rất khó. Nhưng khi tìm được nguồn thì phát triển Đảng cũng không đơn giản...”

Nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trung Trực, thôn Bình Ba Tây, thầy Nguyễn Hữu Thế chia sẻ.


Cái khó ló cái khôn! Phát triển Đảng ở đảo xa vừa phải quan tâm về lượng, vừa chú trọng về chất và bồi dưỡng, nâng cao trình trình độ dân trí; tạo điều kiện cho con em xã được học tập lên cao. Thầy Nguyễn Hữu Thế - nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trung Trực, thôn Bình Ba Tây chia sẻ khó khăn và cách tháo gỡ: “Xuất phát từ trình độ dân trí nên công tác phát triển Đảng cũng có những trở ngại. Từ đặc thù của một xã đảo, làm việc gì phải bám biển, phải đi xa, cho nên nguồn để phát triển Đảng rất khó. Nhưng khi tìm được nguồn thì phát triển Đảng cũng không đơn giản.” Việc xây dựng nguồn từ sớm, từ xa, là yếu tố quyết định thành công trong công tác phát triển Đảng và ở chính sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức Đảng được thành lập.

Kiên định với việc phát triển tổ chức Đảng ở đảo xa, chúng tôi thành lập Chi bộ thôn Bình Ba Tây vào năm 2009. Lúc đầu, số lượng đảng viên cũng rất ít, gồm 3 người, Bí thư cùng Phó Bí thư và một chuyên viên. Công tác lãnh đạo khi đó cũng có khó khăn. Nhưng dần dần hoạt động tổ chức Đảng đi vào nề nếp, phát huy vai trò tiên phong và thu hút quần chúng Nhân dân tham gia, hưởng ứng, đồng tình thực hiện các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chất thép của tổ chức Đảng, đảng viên được tôi luyện qua sóng gió giữa biển khơi, qua những việc làm cụ thể.

Một góc xã đảo Cam Bình
Một góc xã đảo Cam Bình

Ở địa phương án ngữ vịnh Cam Ranh nên có khó khăn về công tác vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng. Về vệ sinh môi trường, do hàng năm có mùa gió bấc nên lượng rác bị thổi, trôi vào đảo với khối lượng rất lớn và tập trung trên địa bàn thôn Bình Ba Tây. Khối lượng rác lớn như vậy là do người dân nuôi tôm hùm lồng với số lượng lớn. Theo thống kê hiện nay có trên 10.000 lồng, lượng rác hàng năm khoảng 5 - 7 tấn từ bao nilon mà thả thức ăn cho tôm hùm. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo để xử lý các vấn đề vệ sinh môi trường của thôn trước đây cũng rất khó khăn, do ý thức của người dân chưa được tốt.

Ở đâu khó, ở đó có tổ chức Đảng, có đảng viên! Tổ chức Đảng đi đầu trong nhận thức, đánh giá tình hình và vận động nhân dân cùng tham gia tháo gỡ khó khăn. Sau khi có sự vào cuộc của các hội đoàn thể cũng như sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền địa phương, công tác vệ sinh môi trường đã được cải thiện đáng kể. 80% người dân nuôi tôm hùm đã chuyển đổi sang sử dụng túi lưới thay cho túi nilon, từ đó lượng rác cũng giảm rất nhiều. Từ những việc làm rất cụ thể như vậy, vai trò của tổ chức Đảng, đảng viên được nâng cao, tôi luyện tổ chức Đảng rèn “chất thép” để ứng phó với mọi khó khăn, thách thức, giữ vững sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.