Bà Rịa - Vũng Tàu thu ngân sách đạt khoảng gần 64.000 tỷ đồng

Trong 9 tháng năm 2023, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được triển khai tích cực, đồng bộ, cơ bản thực hiện, hoàn thành theo lộ trình, tiến độ đề ra, thu ngân sách đạt khoảng gần 64.000 tỷ đồng.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Ngọc Linh. (Báo BR-VT)
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Ngọc Linh. (Báo BR-VT)

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Ngọc Linh, trong 9 tháng, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được triển khai tích cực, đồng bộ. Các nhiệm vụ phát triển văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải cách hành chính... đều cơ bản thực hiện, hoàn thành theo lộ trình, tiến độ đề ra.

Các ngành kinh tế của tỉnh có những chuyển biến theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng các quý sau tăng cao dần so với quý trước. Đến nay, có 08/14 chỉ tiêu kinh tế, ngân sách chủ yếu tăng trưởng cao hơn so với mức bình quân kế hoạch năm, như: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 13,3% (KH cả năm 11,31%); Doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 18,1% (KH cả năm 11,16%); Du lịch lữ hành tăng 104,65% (KH cả năm 12,83%); giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,21%; tổng chi ngân sách địa phương tăng 33,20% (KH cả năm 4,49%).

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 12,39% (KH cả năm  6,54%). Công nghiệp sau giai đoạn quý I gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp nhưng đã tăng cao trở lại trong quý II và III, đến nay giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt mức tăng 8,80% (KH cả năm 9,24%). Giải ngân vốn đầu tư công đạt 56,63% tổng kế hoạch vốn 2023, cao hơn cùng kỳ (giải ngân 9 tháng đầu năm 2022 đạt 38,49%).

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong 9 tháng đầu năm 2023 kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: một số ngành và lĩnh vực kinh tế tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ và có khả năng không thực hiện đạt kế hoạch cả năm, như: Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải vẫn giảm -0,02% so với cùng kỳ (KH cả năm 4%); Các dịch vụ liên quan đến bất động sản vẫn trầm lắng, suy giảm mạnh so với cùng kỳ và chưa có dấu hiệu phục hồi, do tình hình suy thoái kinh tế chung; kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí giảm 1,68% (KH cả năm 11,23%).

Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tập trung bàn sâu các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm; thảo luận các giải pháp khắc phục  hạn chế về công tác giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm; thu ngân sách trên địa bàn; xây dựng nông thôn mới…

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ ánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. (Báo BR-VT)
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ ánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. (Báo BR-VT)

Đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ đã ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương có nhiều nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ để đạt được kết quả nêu trên.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu kế hoạch cả năm; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 20/NQ-HĐND năm 2023 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2023 của tỉnh.

Tập trung triển khai theo lộ trình các nhiệm vụ đã giao tại Quyết định số 109/QĐ-UBND năm 2023 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; chuẩn bị chu đáo, chất lượng các nội dung trình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh theo đúng kế hoạch đề ra…

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chấn chỉnh, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND năm 2021 của UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 10/2022/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế làm việc của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh cùng liên danh trúng nhiều gói thầu tại tỉnh Sơn La với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách thấp
Địa phương

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh cùng liên danh trúng nhiều gói thầu tại tỉnh Sơn La với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách thấp

Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh trúng hơn 50 gói thầu với tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Nhiều gói thầu doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Sơn La thường có mức tiết kiệm rất thấp so với tỷ lệ tiết kiệm trung bình của cả nước trong lĩnh vực đấu thầu đầu tư công.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra. Ảnh: Q.M.G
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tập trung hoàn thiện phương án phân cấp, phân quyền hai cấp chính quyền địa phương

Với vị thế là một địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả trở nên quan trọng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển của Quảng Ninh. Vì vậy, trong quá trình triển khai các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh xác định việc hoàn thiện phương án phân cấp, phân quyền đối với hai cấp chính quyền địa phương là tiền đề rất quan trọng để bộ máy chính quyền hoạt động đồng bộ, hiệu quả sau sắp xếp.