Áp lực thi cử: Phụ huynh hãy trở thành "bến đỗ an toàn" giúp con vượt qua khó khăn

Còn vài ngày nữa là bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, phụ huynh đừng bắt ép con phải học với cường độ lớn, bởi não bộ sẽ không tiếp thu được kiến thức. Thay vào đó, hãy dặn con đây là thời điểm để tổng hợp và ghi nhớ kiến thức, cũng như điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ. 

Kỳ vọng cha mẹ đè nặng lên vai con

Chị Hoàng Thanh Phương (phụ huynh thí sinh xét tuyển Trường Đại học Thương Mại) cho hay, đứng trước kỳ thi quan trọng sắp đến, bản thân chị có khá nhiều kỳ vọng nhưng không đặt áp lực lên con. Biết con mong muốn theo học Khoa Quản lý Kinh tế của Trường Đại học Ngoại thương, nhưng năng lực, sở trường lại hạn chế, chị đã khuyên con cân nhắc thay đổi sang các nguyện vọng khác.

"Tôi chỉ đưa ra một số lời khuyên để giúp con xác định hướng đi cụ thể hơn, và vẫn trên quan điểm tôn trọng mọi quyết định của con. Bởi tương lai phải do con tự chịu trách nhiệm và làm chủ", chị Phương nói.  

Tương tự chị Thanh Phương, chị Lê Quỳnh Giang (phụ huynh thí sinh xét tuyển Đại học FPT Hà Nội) tâm sự, bất kỳ cha mẹ nào cũng sẽ có những kỳ vọng riêng với con cái, đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Gia đình chị cũng không phải ngoại lệ. 

Cả hai vợ chồng đều làm giáo viên, nên luôn mong con sẽ theo nghề để tiếp nối truyền thống gia đình. Nhưng ngay từ nhỏ, Quỳnh Anh (con gái chị Quỳnh Giang) đã bộc lộ thế mạnh về các môn khoa học tự nhiên. Em cũng đặc biệt hứng thú với các ngành nghề liên quan đến khoa học dữ liệu. 

Dẫu biết đây là ngành vất vả, khó khăn với phụ nữ, nhưng vì con yêu thích, vợ chồng chị Giang đã dặn nhau học cách thấu hiểu đam mê, năng lực và cả những khó khăn của con. Gia đình cũng hạn chế đưa ra những lời phán đoán đâu mới là ngành nghề phù hợp, "tốt cho con", bởi điều đó chỉ Quỳnh Anh mới hiểu rõ.

Tuy vậy, vẫn có một số học sinh lớp 12 đang phải đối mặt với áp lực không nhỏ đến từ sự kỳ vọng. "Em đã từng có một giai đoạn stress, tăng cân không kiểm soát và muốn bỏ học" - đây là lời tâm sự của P.V.A.Duy (thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học Bách khoa, Hà Nội). 

Đừng để kỳ vọng của phụ huynh vào con trẻ trở thành
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023 (Ảnh: minh họa)

Là cháu đích tôn của dòng họ, Duy trở thành "đối tượng" được quan tâm; từ điểm số, việc chọn ngành, chọn trường và mức độ thành công trong tương lai. Nhiều lần, nam sinh phải viện lí do để không về quê, tránh đối diện với những lời hỏi thăm từ ông bà, họ hàng. 

Oái ăm hơn, bắt đầu bước vào năm lớp 12, Duy bị bố mẹ "canh chừng" gắt gao, đề phòng mải chơi, quên học. Gia đình còn kiểm soát lịch sinh hoạt, các mối quan hệ cá nhân của em và nhắc nhở không nên có bạn gái để tập trung học tập. 

Đặt đúng mức kỳ vọng để giúp con hạnh phúc

Theo chuyên gia tâm lý học Nguyễn Thị Lan Anh, giới trẻ hiện nay dễ bị tổn thương tâm lý vì phải trải qua nhiều thay đổi trong cuộc sống và áp lực trong giai đoạn trưởng thành. Các bạn trẻ tìm đến các trung tâm tư vấn tâm lý đều chung cảm giác xem sự kỳ vọng của phụ huynh như "tảng đá" đè nặng lên vai, khiến bản thân mệt mỏi.

Trên thực tế, không thiếu những sự việc thương tâm liên quan đến vấn đề trẻ tự tử do trầm cảm, áp lực học tập vẫn thường được truyền thông nhắc tới, đặc biệt tại những thời điểm thi chuyển cấp.

Tuy vậy, không thể phủ nhận phụ huynh trong xã hội hiện đại đã có lối tư duy mở, biết đầu tư vào bản thân nên không còn đặt kỳ vọng thái quá cho con trẻ. Thay vào đó, họ học cách thấu hiểu, kiên nhẫn và làm bạn với con, cũng biết cách hạ thấp kỳ vọng để phù hợp với năng lực của con. 

Đừng để kỳ vọng của phụ huynh vào con trẻ trở thành
Phụ huynh trong xã hội hiện đại đã có lối tư duy mở, biết đầu tư vào bản thân nên không còn đặt kỳ vọng thái quá vào con trẻ (Ảnh: Trang Nhung)

"Thưc chất, việc hạ thấp kỳ vọng không xấu và điều này cũng không chứng minh bố mẹ hay con cái là một thất bại trong bất kỳ phương diện nào. Việc hạ thấp kỳ vọng còn giúp một mối liên kết trở nên bền chặt hơn", ThS Nguyễn Thị Lan Anh nhấn mạnh.

Đồng cảm với những người làm cha mẹ, chuyên gia tâm lý học Vũ Thu Hà (Viện Nghiên cứu đào tạo và can thiệp tâm lý Việt Nam) nhìn nhận, bởi ngày nay mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con, nên sự kỳ vọng vào con cái trở thành một xu hướng tâm lý phổ biến. Biểu hiện của sự kỳ vọng thể hiện ở việc đầu tư cho con học ở môi trường tốt nhất, thậm chí vượt mức kinh tế của nhiều gia đình.

Lý giải nguyên nhân tạo nên kỳ vọng, ThS Vũ Thu Hà cho biết, một mặt, sự kỳ vọng xuất phát từ tình yêu thương, mong con có một cuộc sống tốt đẹp; mặt khác lại đến từ ảnh hưởng xã hội như con cái là "bộ mặt" của cha mẹ, hay sợ con thi trượt sẽ bị gièm pha.

"Nếu kỳ vọng tích cực có thể trở thành bệ phóng giúp con chinh phục ước mơ, nhưng nếu kỳ vọng không đặt trên một cơ sở thực tế, không dựa trên năng lực của con sẽ tạo ra áp lực, thậm chí để lại gánh nặng tâm lý và những tổn thương tinh thần cho con trẻ", chuyên gia tâm lý cho biết. 

Đừng để kỳ vọng của phụ huynh vào con trẻ trở thành
Nếu phụ huynh kỳ vọng quá mức có thể để lại gánh nặng tâm lý và những tổn thương tinh thần cho con (Ảnh: ITN)

Để thí sinh vững tâm lý trước kỳ thi quan trọng sắp tới, các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra các giải pháp cụ thể. Theo đó, phụ huynh và con cái cần tạo nên một sự cộng sinh, tích cực chia sẻ với nhau nhiều hơn. Việc chia sẻ vô cùng quan trọng, bởi từ đó kéo gần khoảng cách hai thế hệ, giúp cha mẹ thấu hiểu về các quyết định và lựa chọn của con. 

Còn vài ngày nữa là bước vào kỳ thi, đừng bắt ép con phải học với cường độ lớn, bởi não bộ sẽ không tiếp thu được kiến thức. Thay vào đó, hãy dặn con đây là thời điểm để tổng hợp và ghi nhớ kiến thức, cũng như điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ. 

Phụ huynh cũng nên lưu tâm tới biểu hiện của các con để sớm có cách hành xử, thay đổi hành vi bản thân phù hợp. Hãy trở thành "bến đỗ an toàn", đồng hành và giúp con vượt qua những khó khăn, thử thách để làm tốt kỳ thi sắp tới. 

Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.