45% thí sinh không đạt mức trung bình bài thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngày 24.7, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi của hơn 7.100 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy và phổ điểm các bài thi tổ hợp. Kết quả phân tích phổ điểm cho thấy hơn 45% thí sinh không đạt mức trung bình.

Số đạt điểm từ 7 trở lên ở từng môn của từng tổ hợp chỉ dao động 6 - 9%. Cả ba nội dung thi (Toán - Đọc hiểu, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên) tương quan tốt với nhau về độ khó và tính bao trùm kiến thức ở bậc THPT.

PGS,TS. Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, do đề thi có tính phân loại cao, nên không dễ dàng để thí sinh đạt kết quả tổng ba môn trên 15 điểm hoặc bốn môn trên 20 điểm. Đại diện nhà trường cũng nhận định, điểm chuẩn đối với phương thức xét kết quả thi đánh giá tư duy vào trường sẽ không quá 27 điểm/tổ hợp.

Cũng tại kỳ thi năm nay, Đỗ Đức Tú, học sinh chuyên Toán trường THPT chuyên Bắc Giang, là thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy ở cả ba tổ hợp xét tuyển với thành tích 26,61 điểm (tổ hợp K00, đã quy về thang điểm 30), 27,37 (tổ hợp K01) và 27,05 (tổ hợp K02).

Phổ điểm từng tổ hợp cụ thể như sau:

Tổ hợp K00 (Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh - thang điểm 40)

Phổ điểm thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội -0
Phổ điểm thi tổ hợp K00 

Tổ hợp K00, tổng số thí sinh có đủ 4 đầu điểm thi trong tổ hợp là 1.701 thí sinh.

Kết quả thi của tổ hợp K00 dao động từ 8,57 - 35,49 điểm. Điểm trung bình là 20,35 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 19,65 điểm.

Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 20 điểm) là 794 thí sinh (chiếm tỷ lệ 46,68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (40 điểm). Có 21,69% thí sinh có điểm từ 24 trở lên và 6,41% thí sinh có điểm từ 28 trở lên.

Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 35,49 điểm quy đổi về thang điểm 30 đạt 26,61 (thí sinh Đỗ Đức Tú).

Tổ hợp K01 (Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên - thang điểm 30)

Phổ điểm thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội -0

Đối với tổ hợp K01, tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 5.158 thí sinh. Kết quả thi của tổ hợp K01 dao động từ 4,72 - 27,37 điểm. Điểm trung bình là 15,50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16,75 điểm.

Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 2.356 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45,68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm). Có 25,57% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 8,12% thí sinh có điểm từ 21 trở lên. Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 27,37 điểm ( thí sinh Đỗ Đức Tú).

Tổ hợp K02 (Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh - thang điểm 30)

Phổ điểm thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội -0
Phổ điểm thi tổ hợp K02

Tổ hợp K02 tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 2.608 thí sinh.

Kết quả thi của tổ hợp dao động từ 5,55 - 27,05 điểm. Điểm trung bình là 15,52 điểm, điểm trung vị là 15,50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16,86 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 1.180 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45,25%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm).

Có 26,88% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 9,20% thí sinh có điểm từ 21 trở lên. Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 27,05 điểm (thí sinh Đỗ Đức Tú).

Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển gần 8.000 thí sinh theo ba phương thức, gồm: Xét tuyển tài năng (10 - 20% chỉ tiêu), dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (50 - 60%) và kết quả thi tốt nghiệp THPT (30 - 40%). Đồng thời, có hơn 20 trường đại học sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.