Bắc Giang:

3 năm liên tiếp dẫn đầu về phát triển chính quyền điện tử

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, công tác cải cách hành chính nói chung, kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) nói riêng được các cấp, các ngành tỉnh Bắc Giang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Triển khai toàn diện, đồng bộ

Cụ thể, vai trò của người đứng đầu đã được nâng lên theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, từ năm 2023 trở đi không xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đối với người đứng đầu các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh có xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) 2 năm liên tục đứng cuối hoặc 3 năm liên tục đứng trong nhóm 3 cơ quan cuối cùng…".

Quang cảnh phiên họp thứ 5 Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ sáng 19.7 tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang Ảnh: ITN
Toàn cảnh phiên họp thứ 5 Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ sáng 19.7 tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang. Ảnh: ITN

Công tác CCHC tỉnh Bắc Giang được triển khai toàn diện, thể hiện qua kết quả các chỉ số đánh giá năm 2022: chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) đạt 72,8 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (tăng 29 bậc so với năm 2021); Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) đạt 88,54 điểm, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố (tăng 3 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang có 3 năm liên tiếp dẫn đầu cả nước về chỉ số thành phần: "Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số".

Về công bố, công khai TTHC, từ 2021 đến nay, tỉnh đã ban hành 89 quyết định công bố 1.789 TTHC thuộc phạm vi giải quyết của tỉnh.

Đánh giá độc lập của Cục Kiểm soát TTHC cho thấy, việc công bố công khai TTHC của tỉnh Bắc Giang thực hiện tương đối tốt, nhất là từ khi áp dụng Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên vẫn còn một số quyết định, TTHC chưa được công bố công khai kịp thời.

Rà soát, cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết TTHC

Về rà soát, đánh giá và cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đều yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện rà soát, đánh giá và cắt giảm đơn giản hóa TTHC lồng ghép với Kế hoạch thực hiện kiểm soát TTHC và cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Trong 2 năm (2021-2022), tổng số TTHC thực hiện rà soát là 245 TTHC, trong đó, đã đề xuất, kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa 43 TTHC, chủ yếu tập trung vào vấn đề: cắt bỏ các giấy tờ hồ sơ không cần thiết, đơn giản hóa mẫu hóa tờ đơn, tờ khai...

Tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cắt giảm thời hạn giải quyết TTHC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, chỉ đạo các sở, ngành thực hiện rà soát, cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết TTHC so với quy định hiện hành đối với 277 TTHC, nhất là các TTHC liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh như đăng ký thành lập doanh nghiệp, chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng...

Năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh thành//// Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Dữ liệu của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được liên thông với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, toàn tỉnh đang cung cấp 1.773 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Bắc Giang, cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết đối với các TTHC đủ điều kiện, trong đó đã tích hợp, cung cấp đầy đủ 3 dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch (khai sinh, kết hôn, khai tử); Tỷ lệ hồ sơ TTHC trả trước và đúng hạn toàn tỉnh đạt hơn 99%.

Tại phiên họp thứ 5 Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ vừa qua, về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật với phương châm rõ thời gian, địa điểm, trách nhiệm. Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, các cấp, ngành rà soát toàn bộ TTHC, tập trung tháo gỡ vướng mắc đối với những thủ tục liên quan đến vấn đề tiếp cận vốn, hoàn thuế giá trị gia tăng, nhà ở, đất đai, xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, rà soát đội ngũ cán bộ, công chức xem ai chưa làm được, ai né tránh, ai đùn đẩy để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cùng đó khuyến khích, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt, tinh thần vì dân. Đề nghị tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật với phương châm rõ thời gian, địa điểm, trách nhiệm. Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, các cấp, ngành rà soát toàn bộ TTHC, tập trung tháo gỡ vướng mắc đối với những thủ tục liên quan đến vấn đề tiếp cận vốn, hoàn thuế giá trị gia tăng, nhà ở, đất đai, xuất nhập khẩu.

Địa phương

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.