3 dự án, 8 cá nhân Việt Nam đạt giải thưởng trong cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu

Trong số 156 đội thi đến từ hơn 20 quốc gia tham dự cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội (Social Business Creation - SBC) năm nay, Việt Nam có 3 dự án và 8 cá nhân giành được nhiều thành tích ấn tượng.

Sáng tạo kinh doanh xã hội (Social Business Creation - SBC) là nền tảng đào tạo kinh doanh tạo tác động xã hội toàn cầu dưới hình thức một cuộc thi do Trường Kinh doanh HEC Montréal (Canada) và GS Muhammad Yunus - người đoạt giải Nobel Hòa bình 2006 khởi xướng, tổ chức và bảo trợ về chuyên môn, nhằm hướng đến thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Cuộc thi dành cho các dự án kinh doanh tạo tác động xã hội và các tổ chức là các trường Đại học có tác động xã hội trên toàn cầu.

Trong hơn 7 năm triển khai, Chương trình toàn cầu Sáng tạo kinh doanh xã hội (SBC) đã khẳng định được vị thế của mình khi thu hút được hơn 600 dự án, hơn 1.500 người tham gia từ hơn 100 trường đại học đến từ 26 quốc gia trên toàn thế giới.

Năm 2023, 56 dự án từ Việt Nam đã tham gia SBC toàn cầu với sự đồng hành của gần 100 cố vấn về kinh doanh tạo tác động xã hội. Sau 9 tháng tổ chức với 4 vòng thi, ngày 4.10 (tức ngày 3.10 theo giờ địa phương), vòng chung kết cuộc thi SBC đã diễn ra tại Trường Kinh doanh HEC Montréal (Canada).

3 dự án, 8 cá nhân Việt Nam đạt giải thưởng trong cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu -0
Cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội năm 2023 có sự tham gia của 156 đội thi đến từ hơn 20 quốc gia

Trong số 156 đội thi đến từ hơn 20 quốc gia, các tổ chức, dự án, cố vấn và cá nhân đến từ Việt Nam đã giành được nhiều thành tích ấn tượng.

Theo đó, về giải thưởng cho tổ chức, doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương được trao Giải thưởng “Impactful Change Agent”. Đây là giải thưởng vinh dự được trao cho tổ chức giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động sáng tạo kinh doanh xã hội trên toàn cầu từ Ngân hàng Scotiabank và Trường Đại học HEC Montreal Canada. 2023 cũng là năm thứ 3 liên tiếp Trường Đại học Ngoại thương đạt giải thưởng này.

Dự án Nam Tural với người sáng lập là Nguyễn Xuân Tài, cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, cùng sự tham gia của 4 sinh viên Trường Đại học Ngoại thương gồm Tạ Quang Anh (lớp Anh 01 - CLC QTKS - K59), Đồng Thị Phương Anh (lớp Anh 01 - Chương trình KDQT định hướng tiên tiến Nhật Bản, VJCC - K59), Bùi Phương Anh (lớp Anh 03 - CLC QTKDQT - K60) và Nguyễn Thuỳ Trang (lớp Anh 03 - CTTT KTĐN - K59) đạt giải Nhất bảng Startup với giá trị giải thưởng 38.500 CAD tiền mặt.

Dự án có sự đồng hành của 2 cố vấn là cô Phạm Thị Mai Khanh, giảng viên trường Đại học Ngoại thương CSII và cô Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Nam Tural là dự án sử dụng rơm - nguồn phế thải nông nghiệp và biến chúng thành nguồn tài nguyên tự nhiên mang lợi ích cho mọi người, từ nông dân đến khách hàng và toàn xã hội. 

Ngoài ra, Top 3 chung cuộc bảng Startup còn có sự góp mặt của Forest Foods và Top 3 chung cuộc bảng Doanh nghiệp gọi tên eJOY English đều là những dự án xuất sắc đến từ Việt Nam.

Về giải cá nhân, trong số 10 bạn trẻ được trao giải thưởng “Doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc toàn cầu" trên toàn thế giới, có 3 bạn trẻ Việt Nam. Trong đó, có 1 sinh viên đến từ Trường Đại học Ngoại thương là Trịnh Hải Ngân, sinh viên năm 3 chuyên ngành Tài chính Quốc tế. Hai cái tên còn lại là Phan Kiều Duyên đến từ Đại học Greenwich Việt Nam và Thái Vũ Đức Anh đến từ THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Với hành trình gần 8 tháng vượt qua nhiều vòng thi cùng những yêu cầu đầy thách thức, các thành viên dự án của Việt Nam đã rất nỗ lực để xây dựng và triển khai nhiều ý tưởng, giải pháp kinh doanh nhằm giải quyết các vấn đề thách thức của xã hội.

3 dự án, 8 cá nhân Việt Nam đạt giải thưởng trong cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu -0
3 dự án, 8 cá nhân Việt Nam đạt giải thưởng trong cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu -0
3 dự án, 8 cá nhân tới từ Việt Nam được trao giải thưởng trong cuộc thi năm nay

Việt Nam cũng có sự góp mặt của 3/5 cá nhân cho Giải thưởng dành cho các “Giám khảo có chất lượng đánh giá tốt nhất và có nhận xét tác động đến các dự án”. Đó là thầy Trần Xuân Lĩnh (Trường Đại học Greenwich Việt Nam), cô Trần Nguyên Chất (Trường Đại học Ngoại Thương và ông Trần Anh Tuấn (Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp). 

Ngoài ra, giải thưởng “Đại sứ SBC toàn cầu” năm nay cũng được trao cho 1 đại diện Việt Nam là thầy Trần Xuân Lĩnh (Trường Đại học Greenwich Việt Nam)

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có 3 nhà giáo dục, cố vấn đạt Giải thưởng “Cố vấn tạo tác động giáo dục mạnh mẽ toàn cầu” trong 5 người được trao giải trên toàn cầu.

Họ là những người đã truyền được nguồn cảm hứng mạnh mẽ và kinh nghiệm cho các dự án trong khuôn khổ cuộc thi, bao gồm: thầy Trần Xuân Lĩnh, giảng viên tại Đại học Greenwich Việt Nam; cô Nguyễn Thu Hằng, giảng viên tại Trường Đại học Ngoại thương; thầy Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu sinh tại Đại học Hanyang (Hàn Quốc).

Hiện nay, SBC đã có 9 Hub (trung tâm) ở 8 quốc gia trên thế giới, bao gồm Canada, Mexico, Đức, Argentina, Ấn Độ, Bangladesh, Bolivia và Việt Nam. 

Từ năm 2018, Trường Đại học Ngoại thương chính thức trở thành đơn vị quản lý SBC Hub tại Việt Nam. Với mạng lưới liên kết quốc tế được phát triển sâu rộng và vai trò quan trọng đã được khẳng định trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, nhà trường đã xây dựng đội ngũ cố vấn khởi nghiệp và hỗ trợ đồng hành với hàng trăm dự án kinh doanh tạo tác động trên khắp cả nước. 

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.