2,4 triệu nguyện vọng xét tuyển đã được đăng ký lên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, tới tối 25.7, đã có 520.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học lên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ, với tổng số 2,4 triệu nguyện vọng.

Trên toàn quốc, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Như vậy, con số 520.000 thí sinh đã đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống chiếm khoảng 1/2. 

Tới 17h ngày 30.7, Hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển của Bộ GD-ĐT sẽ kết thúc việc nhận đăng ký của thí sinh. Như vậy thí sinh chỉ còn khoảng 5 ngày nữa để đăng ký, sắp xếp, điều chỉnh nguyện vọng.

Bộ GD-ĐT lưu ý thí sinh không nên chờ đến sát thời điểm cuối cùng, bởi lúc này có thể nhiều người đăng ký, gây nghẽn mạng.

Đã có 520.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên Hệ thống. -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Ảnh: Trần Hiệp)

Chia sẻ tại Ngày hội tư vấn lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2023 vừa tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho rằng việc nhiều thí sinh chưa đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống có thể do các em còn đang phân vân, băn khoăn chưa ra quyết định.

“Nhưng cũng có thể các em đang hiểu nhầm một số thông tin nào đó, nghĩ rằng mình đã trúng tuyển sớm (trúng tuyển có điều kiện vào một số trường đại học) và nghĩ rằng không cần đăng ký trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT nữa”, bà Thủy nói.

PGS Thuỷ lưu ý, nếu thí sinh đã tham gia xét tuyển sớm và trúng tuyển có điều kiện ở một số trường đại học, các em vẫn cần đăng ký nguyện vọng một cách chính thức trên Hệ thống của Bộ GD-ĐT. Nếu không đăng ký, các em sẽ lỡ cơ hội vì chưa được công nhận trúng tuyển chính thức.

Khi đăng ký lên Hệ thống của Bộ GD-ĐT, thí sinh sẽ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất và cao nhất theo mong muốn cũng như thực lực của các em. Có nghĩa thí sinh có thể trúng tuyển sớm tới 10 trường, nhưng các em chỉ có thể vào học ở 1 ngành, 1 trường duy nhất. 9 vị trí còn lại sẽ dành cho thí sinh khác.

Đây cũng là cách Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT lọc đi số lượng thí sinh ảo và dành vị trí cho các thí sinh khác xếp hàng sau.

Trong việc sắp xếp nguyện vọng xét tuyển, PGS.TS Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển khuyên thí sinh “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Theo đó, thí sinh không nên chỉ chọn một nguyện vọng, tuy nhiên số nguyện vọng đăng ký cũng không nên quá nhiều.

PGS Nguyên cho rằng, thí sinh nên chia số nguyện vọng này thành 3 nhóm. Nhóm nguyện vọng thứ nhất, xếp lên cao nhất là nguyện vọng các em yêu thích, có phần hơi “mơ mộng”, tức điểm chuẩn các năm cao hơn so với điểm chuẩn thí sinh đang có.

Nhóm thứ hai là nhóm nguyện vọng vừa sức với điểm của thí sinh. Lúc này, các em có thể cân nhắc các trường cùng đào tạo ngành đó để lựa chọn trường theo ý thích của mình.

Nhóm nguyện vọng thứ ba, PGS Nguyên khuyên thí sinh nên chọn thêm một nhóm mang tính phòng thủ, tức cận dưới năng lực của mình.

“Bởi mức độ biến động điểm từng năm cũng như mức độ đề thi các năm có thể khác nhau, nếu các em chỉ soi xét vào điểm chuẩn các năm trước để đưa ra quyết định có thể dẫn đến những sai lệch. Do vậy, để đảm bảo không bị lỡ cơ hội ở năm nay, thí sinh nên có một nhóm nguyện vọng “phòng thủ” ở phía dưới”, PGS Nguyên nói.

Theo Bộ GD-ĐT, các thí sinh sẽ phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17h ngày 30.7 và thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 31.7 đến 17h ngày 6.8. 

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.