14 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng Research.com của thế giới năm 2023

Ngày 1.9.2023, website Research.com đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học trong năm 2023. Việt Nam có 14 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng này.

Trong số này, Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đầu với 4 nhà khoa học được thế giới xếp hạng trong các lĩnh vực: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học máy tính.

14 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng Research.com của thế giới năm 2023 -0
Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đầu với 4 nhà khoa học được thế giới xếp hạng trong các lĩnh vực: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Lê Hoàng Sơn và PGS.TS Từ Bình Minh (ảnh từ trái qua)

Với phương pháp xếp hạng của Research.com, hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học. Đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs.

Trong đợt xếp hạng lần này, website Research.com xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.

Research.com phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng. Các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được ghi nhận có tên ở 6 lĩnh vực.

Trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, có 1 người Việt Nam là GS Nguyễn Đình Đức, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong lĩnh vực này, lấy địa chỉ Việt Nam còn có 2 người nước ngoài và đều lấy địa chỉ là Trường Đại học Duy Tân.

14 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng Research.com của thế giới năm 2023 -0
GS Nguyễn Đình Đức, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Ở lĩnh vực Khoa học Môi trường, năm nay Việt Nam có 3 người, tăng 1 người so với năm ngoái, gồm các nhà khoa học: GS Phạm Hùng Việt và PGS Từ Bình Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Trần Nguyễn Hải, Trường Đại học Duy Tân.

Lĩnh vực Khoa học Máy tính năm nay có 3 nhà khoa học góp mặt. Trong đó, có 2 người Việt Nam là PGS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Hoàng Nhật Đức, Trường Đại học Duy Tân, tăng 1 người so với năm ngoái.

Ở lĩnh vực Khoa học Vật liệu, Việt Nam có một nhà khoa học là GS Nguyễn Văn Hiếu của Trường Đại học Phenikaa.

Ở lĩnh vực Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ: Việt Nam có 5 người, tăng 1 người so với năm ngoái. Trong đó, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh có 2 người là GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Phùng Văn Phúc. Trường Đại học Tôn Đức Thắng có 1 người là PGS Thái Hoàng Chiến. Trường Đại học Văn Lang có 1 người là PGS Nguyễn Thời Trung. Nhà khoa học còn lại là PGS Bùi Quốc Tính, Trường Đại học Duy Tân.

Ngoài ra, trong lĩnh vực này còn có 2 người nước ngoài nhưng lấy tên địa chỉ Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân cũng có tên trong bảng xếp hạng tính cho Việt Nam.

Lĩnh vực Y học cộng đồng và khoa học xã hội có tên PGS Trần Xuân Bách, Trường Đại học Y Hà Nội và GS Hoàng văn Minh, Trường Đại học Y tế Công cộng.

Theo các chuyên gia, những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.

Đồng thời cũng cho thấy khoa học công nghệ Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. Phải đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, cho các nhóm nghiên cứu mạnh, cho các trường đại học và cho các mũi nhọn trọng điểm, để khoa học công nghệ Việt Nam ngày càng vươn lên, tiếp cận các chuẩn mực và trình độ quốc tế, hội nhập mạnh mẽ hơn nữa, sánh vai với khoa học của thế giới.  

Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.