10 tài năng trẻ lĩnh vực khoa học công nghệ đoạt giải Quả Cầu Vàng

Ngày 6.7, lễ trao Giải thưởng Khoa học Công nghệ Thanh niên Quả cầu vàng và Phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ năm 2019 đã diễn ra tại trụ sở Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

10 tài năng trẻ nhận Giải thưởng KH-CN Quả Cầu Vàng 2019.
7 cá nhân được trao Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2019 tại trụ sở Trung ương Đoàn TNCS HCM, 3 cá nhân vắng mặt vì lí do công tác

Giải thưởng Khoa học công nghệ thanh niên Quả cầu vàng do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức hằng năm từ năm 2003 nhằm phát hiện, tôn vinh các tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học công nghệ; tạo động lực và thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mỗi năm, giải thưởng sẽ xét trao cho 10 tài năng trẻ thuộc 5 lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông; Công nghệ y - dược; Công nghệ sinh học; Công nghệ môi trường; Công nghệ vật liệu mới, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực quốc gia. Qua 17 năm tổ chức, giải thưởng thu hút hàng nghìn tài năng trẻ trong và ngoài nước tham gia. 164 tài năng trẻ xuất sắc được vinh danh, thực sự khẳng định được sức sống và trở thành sân chơi hấp dẫn đối với các bạn đoàn viên, thanh niên trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Năm nay, sau khi chọn lọc từ 45 hồ sơ đăng ký đến từ 24 đơn vị đề cử, Hội đồng bình chọn đã quyết định trao Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2019 cho 10 tài năng trẻ xuất sắc, trong đó: lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông có 2 giải; Công nghệ y dược - 1 giải; Công nghệ sinh học - 2 giải; Công nghệ môi trường - 3 giải; và Công nghệ vật liệu mới - 2 giải. Mỗi cá nhân đoạt giải sẽ nhận được Cúp Quả Cầu Vàng, giấy chứng nhận, huy hiệu và tiền thưởng 20 triệu đồng.

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng Nguyễn Anh Tuấn cho biết, so với những năm trước, năm 2019 có nhiều ứng viên đang học tập, công tác ở nước ngoài tham gia hơn, chất lượng hồ sơ tốt và có nhiều thành tích xuất sắc. Trong đó, nhiều cá nhân là chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia; có nhiều công trình khoa học chất lượng cao thuộc danh mục Q1; có đề tài ứng dụng thực tế đem lại hiệu quả cao; có bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích đã được công nhận; giành nhiều giải thưởng, huy chương trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức, xét chọn giải thưởng năm nay được đầu tư và cải tiến theo hướng công khai, chặt chẽ và chính xác hơn. Sau khi có kết quả sơ tuyển, Hội đồng bình chọn đã lựa chọn 20 ứng viên xuất sắc vào vòng bình chọn trực tuyến trên các báo điện tử. Kết quả đã có hơn 420.000 phiếu bình chọn trên các báo điện tử, tăng hơn 11.000 phiếu so với năm 2018, điều đó thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với giải thưởng và chất lượng các đề cử.

Trên cơ sở thành tích các đề cử, kết quả bình chọn trực tuyến, Hội đồng bình chọn đã họp và đề xuất Ban Bí thư Trung ương Đoàn trao giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019 cho 10 tài năng trẻ xuất sắc nhất.

20 nữ sinh viên nhận Phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực KH-CN 2019.
20 nữ sinh viên nhận Phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực KH-CN 2019

Ngoài ra, Ban tổ chức trao phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học - công nghệ năm 2019 cho 20 nữ sinh. Đây là phần thưởng do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức hằng năm từ năm 1999 với 4 lĩnh vực là công nghệ thông tin, điện, điện tử và cơ khí nhằm khuyến khích nữ sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ, góp phần đào tạo nguồn cán bộ nữ trẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, 11 nữ sinh đạt giải thưởng công nghệ; 2 nữ sinh điện; 3 nữ sinh điện tử; 4 nữ sinh cơ khí.

Theo Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn, để đạt được giải thưởng Quả cầu vàng cũng như phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ là quá trình phấn đấu bền bỉ, lâu dài, không ngừng nghỉ. Đó là niềm vinh dự nhưng cũng đặt lên vai mỗi bạn trẻ trách nhiệm, yêu cầu lớn lao hơn bởi đây mới là những kết quả, ghi nhận thành công bước đầu trên con đường nghiên cứu khoa học còn rất dài ở phía trước.

10 tài năng trẻ nhận Giải thưởng Quả cầu vàng 2019

TS. Đinh Ngọc Thạnh - Giáo sư tập sự, Khoa Công nghệ thông tin - Truyền thông, Đại học Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.

TS. Hoàng Văn Xiêm - Giảng viên Khoa Điện tử Viễn thông, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TS. Trần Phương Thảo - Giảng viên Bộ môn Hóa dược, Đại học Dược Hà Nội.

TS. Võ Văn Giàu - Giáo sư tập sự, Khoa Công nghệ Nano Sinh học và Khoa Kỹ thuật Môi trường và Công nghiệp, Đại học Gachon, Hàn Quốc.

TS. Trần Ngọc Tuấn - Nghiên cứu sau Tiến sỹ tại Đại học Shantou, Trung Quốc.

TS. Trần Nguyên Hải - Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Đại học Duy Tân.

TS. Đào Nguyên Khôi - Phó Trưởng khoa, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố HCM.

TS. Lê Ngọc Liễu - Giảng viên Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố HCM.

TS. Nguyễn Thùy Chinh - Nghiên cứu viên chính Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

TS. Lê Văn Lịch - Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Khoa học

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Ảnh minh họa
Khoa học

Cấp ngân sách cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ theo cơ chế quỹ

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cần thực hiện cấp ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ theo cơ chế quỹ, tức là tiền luôn được bố trí chờ đề tài. Kinh phí nghiên cứu được phân bổ và giao cho các quỹ khoa học, công nghệ ngay từ đầu năm tài chính mà không cần danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt trước. Đề tài được phê duyệt bất kể thời điểm nào trong năm thì được cấp kinh phí ngay, chứ không phải theo cơ chế dự toán ngân sách trước một năm.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.