Quốc hội giám sát tối cao về phòng, chống dịch Covid - 19 và y tế cơ sở, y tế dự phòng:

Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng

Thảo luận tại phiên họp sáng nay, 29.5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị, cần tăng cường bảo đảm cho y tế dự phòng đủ 30% ngân sách của ngành y tế theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW; tổ chức hoạt động của trạm y tế xã gắn với đẩy mạnh quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân, phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hệ thống trạm y tế cấp xã

Cơ bản nhất trí với Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) đánh giá cao công tác huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua đã góp phần quan trọng, có tính chất quyết định để kiểm soát thành công đại dịch, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng -0
Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu cũng ghi nhận, y tế cơ sở, y tế dự phòng ngày càng có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và góp phần quan trọng vào thành công của công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong đại dịch Covid-19. Hệ thống y tế cơ sở ngày càng được tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, qua Báo cáo của Đoàn giám sát cũng cho thấy còn nhiều bất cập, vướng mắc, khó khăn trong hoạt động y tế cơ sở. Trong đó, có nguyên nhân do thiếu hướng dẫn cụ thể khi thay đổi nên dẫn tới tình trạng không thống nhất, có sự khác nhau về mô hình tổ chức của trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã.

Cùng quan điểm, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho rằng, còn có sự chưa thống nhất giữa các tỉnh về mô hình hoạt động và công tác quản lý trung tâm y tế huyện. Phân tích mô hình hoạt động, đại biểu Ma Thị Thúy chỉ rõ, hiện nay có nơi sáp nhập trung tâm y tế với bệnh viện huyện, có nơi không. Cả nước vẫn còn 2/63 tỉnh vẫn giữ mô hình Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình.

Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng -0
Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về công tác quản lý, Thông tư số 37/2021/TT-BYT của Bộ Y tế đã quy định 2 cơ quan có thẩm quyền quản lý Trung tâm y tế huyện gồm Sở Y tế và UBND cấp huyện. Đại biểu Ma Thị Thúy chỉ rõ, việc giao Trung tâm y tế huyện cho Sở Y tế quản lý đã phát huy được sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý của 1 đầu mối trong tỉnh, giúp nâng cao chất lượng hoạt động, thuận lợi cho điều hành, bố trí nhân lực.

Nếu giao Trung tâm y tế huyện cho UBND huyện quản lý sẽ thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực của địa phương để đầu tư nâng cấp y tế cơ sở nhưng lại không bảo đảm về quản lý chuyên môn cũng như linh hoạt trong công tác tổ chức bố trí cán bộ trên địa bàn tỉnh.

Do đó, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị sửa đổi, bổ sung mục 9, Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng: giao UBND cấp huyện quản lý cơ sở y tế trên địa bàn về tài chính và cơ sở vật chất, đồng thời giao Sở Y tế quản lý về chuyên môn, tổ chức.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy cũng cho rằng, cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ và tổ chức hệ thống trạm y tế xã, phường, thị trấn phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân. Tổ chức hoạt động của trạm y tế xã gắn với đẩy mạnh quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân, quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng cộng đồng; gắn hoạt động của y tế học đường với trạm y tế xã.

Bảo đảm cho y tế dự phòng đủ 30% ngân sách của ngành y tế

Cũng quan tâm đến y tế cơ sở, ĐBQH Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) cho biết, tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở là khoảng 75% thì tỷ trọng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở đạt 34,5% năm 2022, trong đó tại y tế xã chỉ khoảng 1,7%. Điều này cho thấy, y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, đòi hỏi cần có giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.

Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng -0
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về y tế dự phòng, đại biểu Nguyễn Thành Nam chỉ ra một số khó khăn, tồn tại, hạn chế như giai đoạn 2018-2022, tỷ lệ chi cho y tế dự phòng trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho y tế tuy tăng dần qua các năm nhưng vẫn chưa đạt 30% so với quy định tại Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 3.6.2008 của Quốc hội Khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân và Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 25.10.2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

"Tỷ lệ nêu trên là không thể bảo đảm thực hiện hiệu quả hoạt động y tế dự phòng nói chung, đặc biệt là Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine giảm liên tiếp từ 94,8% năm 2018 xuống còn 80,4 % năm 2022. Không đầu tư thỏa đáng cho y tế dự phòng thì không thể tập trung thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ nâng cao sức khỏe cho người dân”, đại biểu Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh.

Để công tác y tế dự phòng đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, đại biểu đề nghị tăng cường bảo đảm cho y tế dự phòng đủ 30% ngân sách của ngành y tế theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW. Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương, nhất là các địa phương còn khó khăn về thu ngân sách cho y tế dự phòng nói chung và chương trình tiêm chủng mở rộng nói riêng. Trong đó, trước mắt cần phân bổ ngay gần 5.000 tỷ đồng và có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải ngân 14.000 tỷ đồng của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, đáp ứng nhiệm vụ đặt ra, bảo đảm tinh thần y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế, giải pháp phòng ngừa, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Chính trị

Tập trung sửa đổi các quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu
Chính trị

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo, kiến tạo đường hướng không gian phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) sáng nay, 25.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có những cơ hội và thách thức đan xen. Bằng tác phẩm và thông qua các tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người đã ươm trồng hạt giống về cái đẹp về lòng nhân ái và sự nhân văn cao cả, gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tự tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo về kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ

Chiều 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi
Chính trị

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi

Sáng 25.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về phát triển và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Sáng 25.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát nhằm bảo đảm sửa đổi, bổ sung phải là những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có khả năng triển khai thực hiện ngay để giải quyết các khó khăn, ách tắc hiện nay nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng.