Ý chí học tập kiên cường của nữ sinh trường Y không có bố, mẹ bị tâm thần

Nguyễn Thị Hậu sinh viên ngành Điều dưỡng, Trường ĐH Y - Dược Thái Bình, dù hoàn cảnh éo le, mẹ bị tâm thần và không có bố, nhưng cô gái trẻ vấn luôn kiên cường, kiên định với việc học tập của mình.

Hoàn cảnh không "giam cầm" được ý chí vươn lên

Nguyễn Thị Hậu sinh viên ngành Điều dưỡng, Trường ĐH Y - Dược Thái Bình có hoàn cảnh đặc biệt. Hậu có mẹ bị thần kinh, em sinh ra nhưng không biết bố mình là ai. Từ bé Hậu và mẹ đã được bà ngoại cưu mang. Nhưng trớ trêu là, bà còn phải chăm sóc thêm con trai ruột cũng bị khiếm khuyết về trí tuệ.

"Từ nhỏ bà ngoại là người chăm sóc em, nhưng bà cũng rất vất vả khi còn chăm sóc cậu em cũng thần kinh. Bà em năm nay đã 85 tuổi rồi." Huệ rưng rưng chia sẻ.

Gia cảnh một mẹ già nuôi hai con bệnh tật, và cháu gái không cha khiến bà con, hàng xóm không khỏi xót xa. Từ lớp 4, khi đã bắt đầu hiểu chuyện hơn, Hậu luôn tìm cách giúp đỡ, san sẻ bớt công việc với bà ngoại. Có sức lao động, em không quản công việc gì, ai thuê cũng nhận. 

"Cấp 1, cấp 2 em học một buổi trên trường,  buổi còn lại đi làm kiếm tiền để lo cái ăn hàng ngày. Em không ngại việc nặng nhọc, công việc gì em cũng nhận làm, từ đi trồng keo, vác keo, chặt ngô, chặt mía, xáo cỏ, đào sắn... Hàng xóm biết hoàn cảnh của em nên cũng tạo điều kiện, có việc gì sẽ ưu tiên gọi em đi" - Nguyễn Thị Hậu kể lại. 

Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng Nguyễn Thị Hậu không lúc nào ngơi nghỉ việc học. Càng chứng kiến cảnh vất vả của bà, sự thiếu hiểu biết của gia đình về bệnh tật, Hậu càng quyết tâm phải học. Em lấy con đường học hành như cách duy nhất giúp mình thoát khỏi cái túng quẫn của nghèo khó. 

Ý chí học tập kiên cường của cô gái có mẹ bị tâm thần

Từ nhỏ, Nguyễn Thị Hậu thường xuyên phải chứng kiến cảnh mẹ bị tâm thần không kìm chế được cảm xúc, chửi bới, thậm chí đánh em trong vô thức. Còn Cậu cũng bị động kinh, hay bị co giật. Gia đình thuần nông, quá nghèo và không hiểu biết để đưa cậu và mẹ đi chữa bệnh.

Những cơ cảnh đó đã khắc sâu vào lòng quyết tâm của Hậu, em đặt mục tiêu phải học y, trở thành bác sĩ để không những chưa được cho mẹ, cho cậu mà còn giúp đỡ cho xã hội. 

Hàng ngày, Hậu chỉ có buổi tối để học, em học rất chăm chỉ tới tận khuya khi cảm thấy đã chuẩn bị bài đầy đủ cho buổi hôm say em mới đi ngủ. Hậu tự nhận có thời gian học là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của em.
"Những lúc vùi đầu vào sách vở, vào bài tập em được tạm quên đi mệt nhọc của một ngày và hạnh phúc với từng kiến thức mình học được" Hậu cười chia sẻ. 

Hậu đọc rất nhiều sách, em luôn đọc trước bài học, lên lớp nghe thầy cô giảng lại để thấm kiến thức một lần nữa. Bên cạnh đó gặp bài nào khó em cũng đem hỏi thầy cô, bạn bè. 

Năm lớp 11, Hậu đi thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn sinh và được giải khuyến khích. Tới lớp 12, em tiếp tục được giải 3 kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh.

Với số điểm 24,8 điểm khối B, Hậu đỗ vào ngành Điều dưỡng, Trường ĐH Y - Dược Thái Bình. Với số điểm này Hậu vô cùng tiếc nuối, vì trước khi thi đại học 1 tháng, em phải chăm mẹ trong bệnh viện nên thời gian học không nhiều, nếu may mắn hơn điểm thi đại học có em đã có thể cao hơn. 

Tuy nhiên bước chân vào nhóm ngành chăm sóc sức khoẻ đã hoàn thành mục tiêu lớn đầu tiên của Nguyễn Thị Hậu. Ngày đặt chân đến Trường ĐH Y Dược Thái Bình, Hậu đã rất xúc động và hạnh phúc vì được tiếp tục hành trình chinh phục tri thức, tiếp tục có cơ hội theo đuổi ước mơ cuộc đời.

"Trước đó em thích làm bác sĩ lắm, nhưng học bác sĩ lâu và tốn nhiều kinh phí. Em còn chăm sóc cho bà, còn có mẹ nữa, vì vậy em quyết định chọn ngành điều dưỡng. Em tìm hiểu ngành điều dưỡng của Trường ĐH Y - Dược Thái Bình có cơ hội việc làm sớm hơn khi trường liên kết nhiều với Nhật Bản, học xong em có thể sang Nhật học tập, làm việc, sau 4 năm em sẽ trở về." Nữ thủ khoa chia sẻ suy nghĩ về ngành học của mình."

Nguyễn Thị Hậu ngoài đời là một cô gái nhỏ nhắn, nhưng ý chí học tập của em thật vững vàng không thể nghiêng ngả. Để chuẩn bị cho học đại học, ngay từ cấp 2, em nuôi một chú nghé như vốn tích luỹ. Khi biết biết tin đỗ đại học, Hậu đã bán chú nghé đó đi được 20 triệu. Số tiền này em dành 14 triệu đóng học phí năm nhất, 6 triệu còn lại em để trang trải cho 4 năm đại học.

Vừa qua, Hậu là 1 trong số 120 thủ khoa nhận được học bổng "Nâng bước thủ khoa" năm 2023 của Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam. Với học bổng này, phần nào sẽ giúp em nhẹ bớt gánh nặng kinh tế, an tâm học tập. 

Về mục tiêu trong tương lai Nguyễn Thị Hậu khẳng định, em sẽ cố gắng hết mình, không ngừng hoàn thiện bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất mình có thể. Em hướng tới tốt nghiệp xuất sắc và B1 tiếng Nhật khi tốt nghiệp, tạo tiền đề cho việc sang Nhật học tập, làm việc theo những liên kết của trường. 

"Em luôn nghĩ rằng, mình không chọn được sẽ sinh ra trong hoàn cảnh thế nào, nhưng em được lựa chọn sẽ tiếp tục sống trầm luân trong khó khăn hay vươn lên thoát khỏi cảnh éo le. Và em chọn phải học để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Với em, "trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng." Nguyễn Thị Hậu thể hiện sự quyết tâm của mình.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".