Xử nghiêm sai phạm để ngăn ngừa tai nạn lao động

Tại phiên giải trình việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đề nghị UBND tỉnh có giải pháp quyết liệt khắc phục những tồn tại, hạn chế đang đặt ra hiện nay. Trong đó, cần xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm để ngăn ngừa tai nạn lao động...

Còn nhiều lỗ hổng

Toàn tỉnh Nghệ An có 6 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp với hơn 395 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và 189 làng nghề. Các cơ sở, doanh nghiệp đã đóng góp ngân sách khoảng 4.605 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho hơn 86.517 lao động… Từ năm 2021 đến nay, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các sở, ban, ngành, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đơn cử, việc chi trả, giải quyết chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cơ bản được hưởng theo quy định. Cụ thể, đến ngày 31.3.2024, có 8.881 người hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền là 82.216 triệu đồng. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo đúng quy định (từ năm 2021 đến 31.3.2024, có 1.054.378 người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp).

Tuy vậy, so với yêu cầu bảo đảm môi trường an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động còn nhiều lỗ hổng; việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở, doanh nghiệp chưa cao; ý thức chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe cho chính mình của người lao động còn hạn chế… Bên cạnh đó, trách nhiệm quản lý nhà nước các sở, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, vừa ít số lượng doanh nghiệp được kiểm tra; chất lượng kiểm tra, giám sát chưa cao, phát hiện chậm những doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động và việc xử lý chậm, điển hình vi phạm tại Công ty TNHH Châu Tiến.

Xử nghiêm sai phạm để ngăn ngừa tai nạn lao động -0
Toàn cảnh phiên giải trình. Ảnh: H. Phong

Báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An cho thấy, giai đoạn 2021 - 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 44 vụ tai nạn lao động, làm 20 người chết, 17 người bị thương nặng, 22 người bị thương nhẹ… Trong năm 2023, qua khám bệnh nghề nghiệp và điều tra bệnh nghề nghiệp, toàn tỉnh phát hiện 82 người lao động bị bệnh nghề nghiệp.

Những tồn tại trên dẫn đến tai nạn lao động vẫn xảy ra khiến nhiều người lao động bị thương vong, bị bệnh nghề nghiệp, gây suy giảm sức khỏe, tính mạng… Chưa kể, việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp ở một số đơn vị còn chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động…

Tại phiên giải trình, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và nhiều đại biểu kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định về ATVSLĐ trên địa bàn; tập huấn, tuyên truyền để người sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ trong việc bảo đảm ATVSLĐ; tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp… Đồng thời, tiếp tục kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ các cấp...

Giám sát chặt việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp

Thừa nhận thực trạng chấp hành pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, nguyên nhân do cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cơ quan quản lý nhà nước các cấp... Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long khẳng định: UBND tỉnh sẽ chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các sở, ngành, tổ chức trên cơ sở kiểm tra, giám sát, đánh giá sát thực trạng theo từng nhóm, loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để làm rõ những hạn chế, vướng mắc. Từ đó, đưa ra các giải pháp, đôn đốc chỉ đạo quyết liệt; gắn với đó là nghiêm túc hơn trong xử lý các cơ sở vi phạm.

Để khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế đang đặt ra hiện nay, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi đề nghị UBND tỉnh có những giải pháp quyết liệt, cụ thể về vấn đề này. Trong đó, cần tăng cường và bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật như Luật ATVSLĐ, Chỉ thị số 31-CT/TW, sử dụng các nguồn lực để tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ… nhằm tạo bước chuyển về nhận thức và hành động đối với chủ sử dụng lao động và lao động; gắn với giám sát chặt trách nhiệm của các doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm để ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng cần chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm các sở, ngành, đơn vị trong giải quyết các vụ việc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nhất là tại Công ty TNHH Châu Tiến… Khẩn trương thực hiện các giải pháp hỗ trợ, giải quyết chế độ đối với những lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giám sát chặt việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh.

“Quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai các biện pháp phòng ngừa, cải thiện môi trường lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc giải quyết chính sách cho người lao động phù hợp với thực tiễn...”, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu khảo sát tình hình xâm thực bờ biển tại khu vực Công viên biển Bình Sơn, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Diễn đàn

Tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu

Từ đầu năm đến nay, phát huy vai trò, trách nhiệm, Thường trực HĐND Ninh Thuận đã tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND: Ban hành quy định theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh; chỉ đạo nâng chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND; chỉ đạo tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu HĐND tỉnh... Hoạt động giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu được đẩy mạnh, tập trung vào những vấn đề đông đảo cử tri tại địa bàn ứng cử quan tâm.

Đoàn khảo sát làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Giải quyết nhanh các vướng mắc trong thực hiện đối với từng dự án

Với những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong quá trình khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, cần quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản (XDCB) đối với nhiệm vụ phát triển của địa phương. Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh những vướng mắc để bảo đảm tiến độ thực hiện đối với từng dự án.

Thường trực HĐND khảo sát thực tế tại Dự án tái định cư - phát triển đô thị thành phố Vĩnh Long
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng, phát triển chung

Qua khảo sát thực tế 18 công trình, dự án tại 10 đơn vị, chủ đầu tư và làm trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long đã thẳng thắn chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật, nghị quyết của HĐND tỉnh về đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn. Từ đó, kiến nghị nhiều giải pháp khắc phục, tháo gỡ; nhất là yêu cầu rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh các vướng mắc đối với từng dự án...

Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Hồng Phúc chủ trì khảo sát thực tế công trình đầu tư Bờ kè thị trấn Tân Thạnh
Hội đồng nhân dân

Tạo đột phá trong huy động nguồn lực đầu tư công

Qua giám sát công tác lập, quản lý đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, HĐND tỉnh Long An đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về đầu tư công gắn với quyền hạn, trách nhiệm được giao; huy động lực lượng chuyên gia góp ý ngay từ đầu… Đặc biệt, cần có đột phá trong xây dựng, huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm sự hài hòa giữa đầu tư phát triển kinh tế và xã hội.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều đi thực tế cơ sở tìm hiểu, giám sát việc giải quyết vấn đề cử tri kiến nghị
Hội đồng nhân dân

Trực diện giám sát vấn đề cử tri bức xúc

Phát huy tinh thần, trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thời gian qua được Thường trực HĐND tỉnh Long An đặc biệt quan tâm; qua đó, nhiều kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại xác đáng của cử tri, công dân được kịp thời giải quyết, tạo đồng thuận trong xã hội.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Long An chủ trì cuộc khảo sát nắm tình hình hoạt động Khu giải trí phức hợp Happy Land Long An bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông
Hội đồng nhân dân

Tầm nhìn chiến lược, hướng đến phát triển du lịch bền vững

Giai đoạn 2021 - 2023, du lịch tỉnh Long An có nhiều chuyển biến đáng chú ý nhưng chưa được xem là ngành kinh tế mũi nhọn. Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh cần có tầm nhìn chiến lược, toàn diện về phát triển du lịch trong xu hướng hội nhập; tạo đột phá ban đầu, hướng đến phát triển du lịch bền vững.

Chủ tọa điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án
Hội đồng nhân dân

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Toàn cảnh buổi giám sát
Chuyển động

Không để tình trạng trả lại hồ sơ nhiều lần

Ngày 1.10, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa đã có buổi giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh tại huyện Yên Định.

Các đại biểu biểu quyết thông qua 6 nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao
Chuyển động

Cơ sở pháp lý thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII được tổ chức thành công với 6 nghị quyết được thông qua. Nhằm bảo đảm các nghị quyết được triển khai hiệu quả, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp có kế hoạch triển khai cụ thể, thực hiện hiệu quả các nghị quyết. Đồng thời, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án bất động sản, nhà ở.

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21

Chiều 30.9, tại TP. Hà Tĩnh, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 để xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

HĐND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Cần quy định thống nhất, cụ thể

Trên thực tế, có những nghị quyết cá biệt nội dung phức tạp cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng; có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời, rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn. Việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng đất đai của 8 luật khác nhằm xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nội dung Điều 245 Luật Đất đai 2024 sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan thẩm quyền HĐND tỉnh, huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 72 Luật Đất đai 2024 cơ bản kế thừa các quy định Luật Đất đai 2013 và đẩy mạnh phân cấp hơn trước.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Hội đồng nhân dân

Làm gì để sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc, xứng đáng là huyện dẫn đầu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ... Đoàn giám sát HĐND tỉnh cho biết, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.