Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Tránh lặp lại tình trạng "đánh trống bỏ dùi"

Thời gian qua, chính quyền TP. Hà Nội nhiều lần ra quân “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ. Thế nhưng, khi vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lại như cũ.

Nhức nhối tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Ngày 15.2.2023, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023.

Sau hơn 1 năm triển khai với nhiều đợt đồng loạt ra quân, tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, xử lý quyết liệt hành vi lấn chiếm vỉa hè thì ở nhiều nơi trên địa bàn TP. Hà Nội, vỉa hè đã thông thoáng, sạch đẹp. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian đầu, sau đâu lại vào đấy; cảnh mua bán lấn chiếm lề đường, vỉa hè tiếp tục diễn ra như “cơm bữa”, bởi dễ mua, dễ bán nhưng điều này khiến cảnh quan đô thị nhếch nhác, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính những người trong cuộc và cả người đi đường.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, thời gian gần đây tại nhiều tuyến phố của Thủ đô, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm bãi trông giữ xe trái phép và hoạt động buôn bán lấn chiếm vỉa hè đã xuất hiện trở lại, gây khó khăn cho người đi bộ.

Vấn đề cấp bách -0
Lòng đường bị lấn chiếm, gây nên cảnh nhếch nhác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan tại ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm
Vấn đề cấp bách -0
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, kinh doanh tại đường Trần Quốc Toản, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm
Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Tránh lặp lại tình trạng
Xe đỗ chắn lối vào điểm của xe buýt tại đường Lý Thường Kiệt, phường Hàng Bài
Vấn đề cấp bách -0
Tình trạng buôn bán tấp nập trên vỉa hè tại phố Nguyễn Thái Học, quận Đống Đa
Vấn đề cấp bách -0
Tình trạng đỗ xe, buôn bán lấn chiếm vỉa hè tại Đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân
Vấn đề cấp bách -0
Vỉa hè tại Cổng chào Nam An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội bị chiếm dụng để kinh doanh

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Vân, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, Khoản 1, Điều 36, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, “lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông”. Việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép là hành vi bị cấm theo Khoản 3, Điều 8 Luật này. Bên cạnh đó, Điều 12, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định rõ các mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Có thể thấy, mặc dù quy định pháp luật đã có; cùng với đó năm nào TP. Hà Nội cũng tổ chức các đợt ra quân để  "giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ". Tuy nhiên, việc ra quân xử lý, rồi lại tái diễn như cũ là câu chuyện lặp đi, lặp lại trong nhiều năm qua. Điều này cho thấy cần phải có sự quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Cùng với đó là những chính sách hỗ trợ cho người dân để thay đổi thói quen buôn bán trên vỉa hè.

Tại phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 14, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI mới đây, Giám đốc Công an TP. Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, trật tự vỉa hè là vấn đề phức tạp; trách nhiệm không chỉ riêng lực lượng công an, mà là của tất cả các sở, ngành, chính quyền các cấp. Sau mỗi đợt ra quân, tình hình có cải thiện nhưng sau đó "đâu lại vào đấy" và nguyên nhân xuất phát từ việc vỉa hè là nguồn thu nhập chính gắn với một bộ phận không nhỏ người dân kinh doanh trên hè phố. Ngoài ra, nhu cầu dừng đỗ phương tiện rất lớn, trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ, nên việc dừng đỗ thường không đúng nơi quy định.

“Để giải quyết vấn đề này, Thành phố phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Bao gồm từ bến đỗ, tuyến đỗ, giải quyết kinh tế của các hộ kinh doanh, gắn với bảo đảm trật tự an toàn đô thị. Ngoài ra, cần tính toán việc quản lý khai thác vỉa hè bảo đảm hài hòa giữa bài toán kinh tế và trật tự đô thị” Trung tướng Nguyễn Hải Trung nhấn mạnh.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…