Xem xét, thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

Chiều 28.4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) tiến hành Hội nghị lần thứ hai mươi hai họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã trình bày Tờ trình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VT

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VT

Căn cứ các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy; Đảng ủy UBND thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; sự vào cuộc tích cực, chủ động, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, sự đồng thuận cao của nhân dân Thủ đô đã thống nhất xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố, từ 526 xã, phường, thị trấn thành 126 xã, phường (50 xã, 76 phường).

Cụ thể như sau: Quận Hoàn Kiếm từ 18 đơn vị hành chính cấp xã còn 2 đơn vị là: Phường Hoàn Kiếm và phường Cửa Nam.

Quận Ba Đình từ 13 đơn vị hành chính cấp xã còn 3 đơn vị là: Phường Ba Đình, phường Ngọc Hà và phường Giảng Võ.

Quận Hai Bà Trưng từ 15 đơn vị hành chính cấp xã còn 3 đơn vị là: Phường Hai Bà Trưng, phường Vĩnh Tuy và phường Bạch Mai.

Quận Đống Đa từ 17 đơn vị hành chính cấp xã còn 5 đơn vị là: Phường Đống Đa, phường Kim Liên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phường Láng và phường Ô Chợ Dừa.

Quận Tây Hồ từ 8 đơn vị hành chính cấp xã còn 2 đơn vị là: Phường Tây Hồ và phường Phú Thượng.

Quận Hoàng Mai từ 14 đơn vị hành chính cấp xã còn 6 đơn vị là: Phường Hoàng Mai, phường Vĩnh Hưng, phường Tương Mai, phường Định Công, phường Hoàng Liệt và phường Yên Sở.

Quận Thanh Xuân từ 9 đơn vị hành chính cấp xã còn 3 đơn vị là: Phường Thanh Xuân, phường Khương Đình và phường Phương Liệt.

Quận Cầu Giấy từ 8 đơn vị hành chính cấp xã còn 3 đơn vị là: Phường Cầu Giấy, phường Nghĩa Đô và phường Yên Hòa.

Quận Bắc Từ Liêm từ 13 đơn vị hành chính cấp xã còn 5 đơn vị là: Phường Tây Tựu, phường Phú Diễn, phường Xuân Đỉnh, phường Đông Ngạc và phường Thượng Cát.

Quận Nam Từ Liêm từ 10 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Phường Từ Liêm, phường Xuân Phương, phường Tây Mỗ và phường Đại Mỗ.

Quận Long Biên từ 13 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Phường Long Biên, phường Bồ Đề, phường Việt Hưng và phường Phúc Lợi.

Quận Hà Đông từ 15 đơn vị hành chính cấp xã còn 5 đơn vị là: Phường Hà Đông, phường Dương Nội, phường Yên Nghĩa, phường Phú Lương và phường Kiến Hưng.

Từ địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai hình thành 2 phường mới là: Phường Hồng Hà và phường Lĩnh Nam.

Thị xã Sơn Tây từ 13 đơn vị hành chính cấp xã còn 3 đơn vị là: Phường Sơn Tây, phường Tùng Thiện và xã Đoài Phương.

Huyện Gia Lâm từ 17 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Gia Lâm, xã Thuận An, xã Bát Tràng và xã Phù Đổng.

Huyện Đông Anh từ 24 đơn vị hành chính cấp xã còn 5 đơn vị là: Xã Đông Anh, xã Thư Lâm, xã Phúc Thịnh, xã Thiên Lộc và xã Vĩnh Thanh.

Huyện Mê Linh từ 17 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Mê Linh, xã Yên Lãng, xã Tiến Thắng và xã Quang Minh.

Huyện Sóc Sơn từ 26 đơn vị hành chính cấp xã còn 5 đơn vị là: Xã Sóc Sơn, xã Nội Bài, xã Trung Giã, xã Kim Anh và xã Đa Phúc.

Huyện Chương Mỹ từ 30 đơn vị hành chính cấp xã còn 6 đơn vị là: Phường Chương Mỹ, xã Phú Nghĩa, xã Xuân Mai, xã Trần Phú, xã Hòa Phú và xã Quảng Bị.

Huyện Ba Vì từ 29 đơn vị hành chính cấp xã còn 8 đơn vị là: Xã Quảng Oai, xã Vật Lại, xã Cổ Đô, xã Bất Bạt, xã Suối Hai, xã Ba Vì, xã Yên Bài và xã Minh Châu.

Huyện Phúc Thọ từ 18 đơn vị hành chính cấp xã còn 3 đơn vị là: Xã Phúc Thọ, xã Phúc Lộc và xã Hát Môn.

Huyện Thạch Thất từ 20 đơn vị hành chính cấp xã còn 5 đơn vị là: Xã Thạch Thất, xã Hạ Bằng, xã Tây Phương, xã Hòa Lạc và xã Yên Xuân.

Huyện Quốc Oai từ 17 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Quốc Oai, xã Hưng Đạo, xã Kiều Phú và xã Phú Cát.

Huyện Đan Phượng từ 16 đơn vị hành chính cấp xã còn 03 đơn vị là: Xã Đan Phượng, xã Ô Diên và xã Liên Minh.

Huyện Hoài Đức từ 20 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Hoài Đức, xã Dương Hòa, xã Sơn Đồng và xã An Khánh.

Huyện Thanh Trì từ 16 đơn vị hành chính cấp xã còn 5 đơn vị là: Xã Thanh Trì, xã Thanh Liệt, xã Đại Thanh, xã Nam Phù và xã Ngọc Hồi.

Huyện Thường Tín từ 27 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Thường Tín, xã Thượng Phúc, xã Chương Dương và xã Hồng Vân.

Huyện Phú Xuyên từ 23 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Phú Xuyên, xã Phượng Dực, xã Chuyên Mỹ và xã Đại Xuyên.

Huyện Thanh Oai từ 20 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Thanh Oai, xã Bình Minh, xã Tam Hưng và xã Dân Hòa.

Huyện Ứng Hòa từ 20 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Vân Đình, xã Ứng Thiên, xã Hòa Xá và xã Ứng Hòa.

Huyện Mỹ Đức từ 20 đơn vị hành chính cấp xã còn 4 đơn vị là: Xã Mỹ Đức, xã Hồng Sơn, xã Phúc Sơn và xã Hương Sơn.

Hoạt động chính quyền

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan tránh tình trạng tiêu cực
Địa phương

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan tránh tình trạng tiêu cực

Phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ hai mươi hai Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh nguyên tắc công tâm, khách quan trong việc bố trí cán bộ, cần lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, đủ tiêu chuẩn, điều kiện, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thách thức vì lợi ích chung tránh tình trạng tiêu cực trong công tác cán bộ.

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập tỉnh
Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập tỉnh

Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành các nội dung của Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập tỉnh và trình Trung ương vào ngày 24.4.

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hoạt động chính quyền

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI đã diễn ra thành công, thống nhất cao với chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận; đồng thời thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư
Hoạt động chính quyền

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư

Ngày 25.4, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp tham vấn, xác định khoảng cách an toàn giữa khu vực xây dựng nhà máy và khu dân cư, cũng như các công trình dân sinh nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao
Hoạt động chính quyền

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao

Sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó. Quá trình triển khai thực hiện, những thách thức là điều không tránh khỏi, nhất là việc thay đổi các chủ trương, cách thức tiếp cận các vấn đề trong thời gian ngắn. Song, với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, cùng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân… thì mọi vấn đề dù khó đến mấy cũng đều vượt qua.

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp
Địa phương

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp

UBND tỉnh Đồng Nai đã họp Ban Chấp hành Đảng bộ để lấy ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và đề xuất giảm từ 159 đơn vị hành chính xuống còn 55 phường, xã. Trong đó có tên phường Biên Hoà, Trấn Biên, Long Khánh, Tân Triều…

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động chính quyền

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi) cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!

Cùng với cả nước, Nghệ An đang trong những ngày tích cực, khẩn trương, quyết liệt thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp theo chủ trương của Trung ương… Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung khẳng định: “Nghệ An là quê hương cách mạng, nên chắc chắn sẽ thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy một cách triệt để nhất!”

Lãnh đạo 2 địa phương ký kết Kế hoạch phối hợp trao đổi, thống nhất một số nội dung về triển khai thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã của các địa phương. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Hải Phòng và Hải Dương thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong xây dựng đề án hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất nhiều nội dung then chốt trong quá trình xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD. Các nội dung tập trung vào việc kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, sắp xếp hành chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố mới.