Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp

UBND tỉnh Đồng Nai đã họp Ban Chấp hành Đảng bộ để lấy ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và đề xuất giảm từ 159 đơn vị hành chính xuống còn 55 phường, xã. Trong đó có tên phường Biên Hoà, Trấn Biên, Long Khánh, Tân Triều…

dong-nai-6367.jpg
Đồng Nai dự kiến giảm từ 159 đơn vị hành chính cấp phường, xã xuống còn 55 đơn vị. Ảnh: Văn Dũng

Theo đề xuất, Đồng Nai sẽ giảm từ 159 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường, xã xuống còn 55 phường/xã, giảm hơn 65%. Trong số 11 huyện và 2 thành phố, hầu hết đều được giữ lại, đặt tên cho ĐVHC cấp xã; chỉ riêng huyện Vĩnh Cửu không còn tên.

Cụ thể, TP. Biên Hòa là thành phố có dân số rất lớn, có 24 phường, 1 xã sẽ còn 9 ĐVHC cấp xã, phường. Tên các phường mới dự kiến được đặt là Biên Hòa, Trấn Biên, Tam Hiệp, Hố Nai....

Cụ thể, các phường trung tâm như Quang Vinh, Trung Dũng, Bửu Long, Thống Nhất, Hiệp Hòa, An Bình sẽ nhập thành phường Trấn Biên. Bốn phường nằm ven sông Đồng Nai (giáp Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh) gồm Tân Hạnh, Hóa An, Bửu Hòa, Tân Vạn sẽ thành một phường Biên Hòa.

Đáng chú ý, phường Tân Phong hiện hữu sẽ nhập thêm 3 xã của huyện Vĩnh Cửu là Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú với tổng số dân hơn 100.000 người, thành xã Tân Triều. Hai phường khác là Phước Tân, Tam Phước nằm ven Quốc lộ 51 sẽ được giữ nguyên hiện trạng, không sáp nhập.

bien-hoa.jpg
TP. Biên Hoà giảm từ 25 xuống còn 9 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Ảnh: Văn Dũng

Huyện Long Thành, nơi có sân bay quốc tế Long Thành, từ 14 xã, thị trấn còn 5 đơn vị. Huyện này cũng đề xuất đặt tên các phường như Long Thành, Bình An, Long Phước, Phước Thái. Huyện Nhơn Trạch giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh từ 12 xã, thị trấn còn lại ba đơn vị. Đó là Nhơn Trạch, Đại Phước, Phước An.

Huyện Thống Nhất từ 10 xã, thị trấn được tinh gọn còn ba ĐVHC gồm Thống Nhất, Dầu Giây, Gia Kiệm. Huyện Trảng Bom từ 17 xã, thị trấn còn 5 đơn vị.

Huyện Cẩm Mỹ còn 5 xã gồm Cẩm Mỹ, Sông Ray, Xuân Quế, Xuân Đông, Thừa Đức; TP. Long Khánh từ 13 phường xã còn 5 ĐVHC cấp xã.

Huyện Xuân Lộc từ 15 xã, thị trấn được sắp xếp còn 6 đơn vị hành chính. Huyện này kiến nghị đặt các tên đơn vị mới như Xuân Lộc, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Bắc và Gia Ray.

Huyện Định Quán từ 14 xã, thị trấn còn 5 xã gồm: La Ngà, Định Quán, Thanh Sơn, Phú Vinh, Phú Hòa; huyện Tân Phú từ 16 xã, thị trấn còn 5 xã và đặt nhiều tên đơn vị mới như Tà Lài, Nam Cát Tiên, Tân Phú, Phú Lâm, Đắc Lua.

Huyện Vĩnh Cửu từ 10 xã, thị trấn còn 4 xã gồm Tân Triều, Phú Lý, Trị An, Tân An.

Để bảo đảm đúng quy trình tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các địa phương tổ chức lấy ý kiến người dân và tổ chức kỳ họp HĐND cấp xã, cấp huyện trên địa bàn theo quy định.

Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới
Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang vừa ra mắt và đi vào hoạt động được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Bắc trên diện tích đất 67ha, vốn đầu tư xây dựng hơn 4.200 tỷ đồng, thiết kế với hệ sinh thái logistics toàn diện, xanh-thông minh; hứa hẹn đây sẽ là điểm đến về dịch vụ khép kín, hiện đại, tiện ích cho giao thương nội địa và quốc tế.

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động chính quyền

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi) cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!

Cùng với cả nước, Nghệ An đang trong những ngày tích cực, khẩn trương, quyết liệt thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp theo chủ trương của Trung ương… Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung khẳng định: “Nghệ An là quê hương cách mạng, nên chắc chắn sẽ thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy một cách triệt để nhất!”

Lãnh đạo 2 địa phương ký kết Kế hoạch phối hợp trao đổi, thống nhất một số nội dung về triển khai thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã của các địa phương. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Hải Phòng và Hải Dương thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong xây dựng đề án hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất nhiều nội dung then chốt trong quá trình xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD. Các nội dung tập trung vào việc kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, sắp xếp hành chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố mới.

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển
Địa phương

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa đóng điện, đưa vào vận hành thành công 6 công trình 110kV tại các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng và Cà Mau, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Bình Dương - Hành trình từ “chiến địa” đến đầu tàu kinh tế
Địa phương

Bình Dương - Hành trình từ “chiến địa” đến đầu tàu kinh tế

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, Bình Dương đã vươn mình trở thành một trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại, đóng vai trò trụ cột trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ít ai ngờ rằng, vùng đất từng nghèo khó lại có thể “thay da đổi thịt” nhanh đến vậy, với những khu công nghiệp sầm uất, hạ tầng hiện đại và môi trường đầu tư hấp dẫn hàng đầu cả nước.

Di tích được xếp hạng ở Bắc Giang
Địa phương

Bắc Giang: Cần quản lý chặt chẽ các khoản thu từ lễ hội

Đó là đề nghị của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bắc Giang tại buổi giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý thu, chi tài chính lễ hội; tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động ở một số di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh (ngày 17.4)