Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Nghệ An

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao

Sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó. Quá trình triển khai thực hiện, những thách thức là điều không tránh khỏi, nhất là việc thay đổi các chủ trương, cách thức tiếp cận các vấn đề trong thời gian ngắn. Song, với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, cùng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân… thì mọi vấn đề dù khó đến mấy cũng đều vượt qua.

Không tránh khỏi vướng mắc

Là huyện miền núi phía Tây Bắc của Nghệ An, Quế Phong có diện tích 1.895km². Toàn huyện có 5 dân tộc sinh sống đan xen (Thái, Kinh, Khơ Mú, Mông, Thổ). Theo rà soát, hầu hết các xã đều là xã vùng cao, trong đó nhiều xã đặc biệt xa cách, như: Tri Lễ, Cắm Muộn, Thông Thụ... “Với đặc thù đó, một số xã dự kiến sau sáp nhập sẽ khó trong chọn địa điểm để xây dựng trụ sở mới bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức. Bởi, quỹ đất hiện nay của các xã chật hẹp (chủ yếu đất rừng), địa bàn lại rộng, cụm dân cư phân tán”, Chủ tịch UBND huyện Cao Minh Tú trăn trở.

Tương tự, với đặc thù có hơn 203km đường biên giới tiếp giáp với nước Lào, huyện Kỳ Sơn có 21 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới… Trong tính toán phương án sắp xếp ĐVHC xã, Kỳ Sơn gặp không ít khó khăn, như: địa hình miền núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; các điều kiện (cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, trụ sở, phòng làm việc…) sau sắp xếp chưa đáp ứng yêu cầu quy mô xã lớn để đi vào hoạt động hiệu quả.

Hay như với Quỳnh Lưu, mặc dù đã có sự chủ động, linh hoạt trong xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, song huyện cũng không tránh khỏi những vướng mắc trong xử lý tài sản công. “Thực trạng đang tồn tại là thừa, thiếu trụ sở làm việc khi sắp xếp các ĐVHC cấp xã. Bởi vị trí, cơ sở vật chất chưa đồng bộ để đáp ứng lựa chọn nơi đặt trụ sở cho ĐVHC mới nhằm tạo thuận tiện cho người dân tới giao dịch”, Chủ tịch UBND huyện Trần Việt Dũng nêu rõ.

gh1.jpg
Tổ công tác của UBND tỉnh trao đổi với cán bộ trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Vinh. Ảnh: H. B

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo cấp tỉnh về nội dung này mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung thừa nhận: vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, nhất là việc thay đổi các chủ trương, cách thức tiếp cận các vấn đề trong thời gian ngắn. Một số ít cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có tư tưởng làm việc cầm chừng, né tránh, thực hiện chưa nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; vẫn có một số lãnh đạo địa phương có tư tưởng cục bộ, dẫn đến khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ...

Cần xác định rõ xã động lực

Thực tế, việc xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức cho bộ máy của các ĐVHC cấp xã sau khi giải thể cấp huyện là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp, tác động đến toàn bộ đội ngũ từ huyện đến cơ sở. Do đó, để việc bố trí cán bộ, công chức cho bộ máy mới được hiệu quả, lãnh đạo các địa phương đề xuất Trung ương, tỉnh sớm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang trong sắp xếp bộ máy; đồng thời, có hướng dẫn về quy trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức bảo đảm chất lượng, công khai, minh bạch. Sở Nông nghiệp và Môi trường có hướng dẫn để việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính dự báo, sớm được triển khai để xác định các vị trí, dự án cho các xã mới...

Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp Dương Hoàng Vũ cho rằng, bên cạnh hỗ trợ kinh phí giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách dôi dư sau sắp xếp, UBND tỉnh cũng cần ban hành hướng dẫn việc lập dự toán kinh phí, định mức chi cho việc thực hiện đề án sắp xếp ĐVHC… Đại diện UBND TP. Vinh thì đề nghị tỉnh tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, chuyển đổi trụ sở cũ thành trung tâm dịch vụ công cộng (thư viện, nhà văn hóa); ưu tiên sử dụng ngân sách từ đấu giá đất để đầu tư hạ tầng trọng điểm. Ở góc nhìn khác, Bí thư Huyện ủy Đô Lương Bùi Duy Đông đề xuất: quá trình sắp xếp, cần xác định rõ các xã động lực, tạo "cú hích" về cực tăng trưởng cũng như thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh.

Làm việc với các huyện mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Phú Hiền chia sẻ, việc sắp xếp không tránh khỏi dẫn đến “tâm tư” trong cán bộ. Do đó, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền tạo đồng thuận, thống nhất cao trong xã hội, các địa phương cũng cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Thành Vinh thì đặc biệt lưu ý: tại các địa phương đặc thù, cơ bản dân tộc thiểu số… việc sắp xếp cần chú trọng các yếu tố, như: ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề; ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh… “Sở Nội vụ chủ động tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án sắp xếp bảo đảm kịp thời, đúng quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… để thống nhất địa giới hành chính có tranh chấp của một số xã giáp ranh”, ông Vinh đề nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Thanh An thì nhấn mạnh: bản thân mỗi cán bộ cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, cống hiến để khi xác lập ĐVHC mới nhanh chóng hoạt động với hiệu quả công việc cao hơn hiện tại… Đặc biệt, đối với TP. Vinh - đơn vị đầu tàu, động lực tăng trưởng của tỉnh, quá trình thực hiện sắp xếp, thành phố và các phường, xã cần chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Hoạt động chính quyền

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp
Địa phương

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp

UBND tỉnh Đồng Nai đã họp Ban Chấp hành Đảng bộ để lấy ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và đề xuất giảm từ 159 đơn vị hành chính xuống còn 55 phường, xã. Trong đó có tên phường Biên Hoà, Trấn Biên, Long Khánh, Tân Triều…

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động chính quyền

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi) cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Lãnh đạo 2 địa phương ký kết Kế hoạch phối hợp trao đổi, thống nhất một số nội dung về triển khai thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã của các địa phương. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Hải Phòng và Hải Dương thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong xây dựng đề án hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất nhiều nội dung then chốt trong quá trình xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD. Các nội dung tập trung vào việc kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, sắp xếp hành chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố mới.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Gia Lai còn 69 xã, 8 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 19 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức đã thống nhất sắp xếp, tổ chức từ 218 đơn vị hành chính cấp xã thành 77 đơn vị (gồm 69 xã và 8 phường) cùng nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng cần được các cấp ủy, đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn
Hoạt động chính quyền

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn

Thực hiện Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Phú Yên đang khẩn trương triển khai phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. Theo dự kiến, toàn tỉnh sẽ giảm từ 106 đơn vị hành chính cấp xã hiện có xuống còn 34, tương đương giảm gần 68%.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy theo mô hình mới

Thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương về triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh đã sớm nhận diện được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc kiện toàn bộ máy chính quyền. Với vị thế là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả càng trở nên quan trọng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển thời gian tới.