WHO hoan nghênh Việt Nam trong nỗ lực phòng chống đuối nước

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoan nghênh cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam trong việc huy động các cơ quan khác nhau để bảo vệ trẻ em khỏi thảm kịch đuối nước.

WHO hoan nghênh Việt Nam trong nỗ lực phòng chống đuối nước -0
Các đại biểu dự họp liên ngành chia sẻ kết quả triển khai các giải pháp mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em. Nguồn: Ban tổ chức

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước (25.7) năm 2024 với chủ đề “Đuối nước - Khoảnh khắc sinh tồn”, từ 19 - 28.7, tại Nghệ An và Thừa Thiên Huế đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi.

Đây là những địa phương phân bổ ngân sách hỗ trợ chương trình dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ từ 6 - 15 tuổi, đồng thời với đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống đuối nước.

Tại Nghệ An, Ngày Gia đình phòng chống đuối nước được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa tỉnh thu hút sự tham gia của hàng trăm học sinh và cha mẹ cùng luyện tập kỹ năng cứu đuối thông qua hoạt động “giải cứu”, mô phỏng thao tác cứu người trong tình huống nguy hiểm.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, lễ hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước và Hội thi tìm hiểu kiến thức phòng chống đuối nước trẻ em năm 2024 diễn ra thành công vào ngày 28.7. 

Bên cạnh đó, thông qua các phần thi như: vẽ tranh “Thiếu nhi Thừa Thiên Huế chung tay phòng chống đuối nước”, tiểu phẩm, tìm hiểu kiến thức về an toàn trong môi trường nước, hùng biện..., các em học sinh được trang bị kiến thức về các biện pháp an toàn khi tham gia các hoạt động dưới nước; kỹ năng sống, phát triển toàn diện và phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước.

WHO hoan nghênh Việt Nam trong nỗ lực phòng chống đuối nước -0
Các em học sinh được luyện tập kỹ năng cứu đuối thông qua hoạt động "giải cứu", mô phỏng thao tác cứu người trong tình huống nguy hiểm. Nguồn: BTC

Tại cuộc họp liên ngành chia sẻ kết quả triển khai các giải pháp mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em tại Nghệ An ngày 19.7, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, của các cấp, các ngành, các địa phương. Luật Trẻ em đã quy định trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. 

Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước vào năm 2025 và giảm 20% vào năm 2030. Việc dạy trẻ em các kỹ năng bơi an toàn và an toàn trong môi trường nước là một trong sáu giải pháp can thiệp dựa trên bằng chứng có chi phí thấp được WHO khuyến nghị và là một phần quan trọng của chương trình phòng chống đuối nước của Chính phủ. 

TS. Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, biết bơi có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa đuối nước và sống sót trong mỗi khoảnh khắc nguy hiểm. WHO rất hoan nghênh cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam trong việc huy động các cơ quan khác nhau, với cơ quan đầu mối là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để bảo vệ trẻ em khỏi thảm kịch có thể phòng tránh này.

Theo WHO, mỗi năm, khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và hơn 90% các trường hợp xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, mặc dù số trẻ em tử vong do đuối nước có xu hướng giảm trong thời gian qua nhưng đây vẫn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em. 

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2015 - 2020, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có gần 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước.

Tỷ lệ đuối nước trẻ em ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương và cao hơn gấp 10 lần các nước phát triển.

Trẻ em ở nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp hai lần trẻ ở khu vực thành thị. 55% trẻ tử vong do đuối nước thuộc các hộ gia đình nghèo ở nông thôn. 

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.