Việt Nam cam kết và ưu tiên phát triển việc làm bền vững

Đó là một trong những nội dung bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung – đại diện đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Phiên họp lần thứ 110 của Hội nghị Lao động Quốc tế (ILC 110) đang diễn ra ở Giơnevơ, Thụy Sỹ.

Việt Nam cam kết và ưu tiên phát triển việc làm bền vững -0
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu trực tuyến từ Trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Giơnevơ, Thụy Sỹ với sự tham gia của hơn 4.000 đại biểuđại diện cho các cơ quan của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động đến từ 187 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của ILO. Đoàn đại biểu ba bên Việt Nam do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn, cùng các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động, bao gồm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Giơnevơ.

Khai mạc từ 27.5 đến hết ngày 11.6, ILC 110 bao gồm Phiên họp toàn thể và các cuộc họp của các Ủy ban chuyên môn của ILO. Phiên họp toàn thể cấp cao từ 6.6 đến ngày 9.6 thu hút các nguyên thủ, bộ trưởng, trưởng đoàn đại biểu các nước tham dự và phát biểu xoay quanh chủ đề ưu tiên về “Việc làm thỏa đáng và nền kinh tế đoàn kết”. Đây cũng là tiêu đề của Bản báo cáo do Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder trình bày tại Hội nghị.

Tại Phiên thảo luận chung, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu bày tỏ hoan nghênh và nhất trí cao với chủ đề của Hội nghị, đồng thời ủng hộ các sáng kiến, hành động của ILO nhằm thúc đẩy việc làm thỏa đáng và nền kinh tế đoàn kết. “Các sáng kiến, hành động này góp phần quan trọng để thế giới tiếp tục hướng tới các mục tiêu của Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc cũng như theo đuổi sứ mệnh của ILO về thúc đẩy công bằng xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững cho mọi người” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đây cũng là những ưu tiên mà Chính phủ Việt Nam đang chủ động và nỗ lực thực hiện. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 năm 2020-2021, cùng với các biện pháp phòng, chống dịch, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, vận động sự vào cuộc của cả xã hội, phát huy tính “tương thân, tương ái”, “là lành đùm lá rách”. Nhờ vậy, dịch Covid-19 được kiểm soát, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng, Quý I năm 2022, GDP tăng 5,03%; thị trường lao động phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động chỉ là 2,46%.

Việt Nam hiện có thành phần kinh tế tập thể với qui mô hơn 27 nghìn hợp tác xã, 120 nghìn tổ hợp tác và 100 liên hiệp hợp tác xã, thu hút 33% số hộ gia đình ở khu vực nông thôn tham gia. “Kinh tế tập thể ở Việt Nam đã đóng góp tốt cho tăng trưởng kinh tế; tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp; thích ứng với biến đổi khí hậu và đang hướng đến phát triển xanh, bền vững”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Đóng góp vào nỗ lực chung hướng tới việc làm thỏa đáng cho mọi người, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước 98 và Công ước 105 của ILO về Xóa bỏ lao động cưỡng bức với các nhóm công việc cụ thể nhằm thúc đẩy việc thực hiện các Công ước cơ bản này. Hiện, Việt Nam đang nỗ lực tiến hành nghiên cứu để tiến tới phê chuẩn Công ước 87. Chính phủ và các tổ chức có liên quan cũng đang nghiên cứu, sửa các Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Công đoàn, Luật Hợp tác xã; xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019 cũng như triển khai các hoạt động nhằm tăng cường và áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam.

Quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là phát triển toàn diện, bao trùm và bền vững vì con người, lấy con người là trung tâm, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. “Chúng tôi cam kết chung tay với các quốc gia thành viên ILO cùng giải quyết các thách thức của tương lai việc làm, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ của ILO cũng như các quốc gia thành viên” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ.

Kết quả của Hội nghị ILC 110 được kỳ vọng sẽ gợi mở nhiều định hướng quan trọng cho công tác hoạch định và thực thi chính sách lao động, việc làm và an sinh xã hội của Việt Nam và các quốc gia trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động sau đại dịch Covid-19.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…