Văn Miếu - Quốc Tử Giám hướng đến không gian giáo dục sáng tạo

Sáng 3.12, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã phát động cuộc thi “Ký họa Văn Miếu - Quốc Tử Giám”. Cuộc thi dành cho đối tượng sinh viên các trường đào tạo ngành Kiến trúc, Mỹ thuật với mong muốn nơi đây trở thành một không gian sáng tạo của Thủ đô.

Hà Nội là thành phố sáng tạo thứ 246 trên thế giới và thủ đô thứ 32 được công nhận về mặt sáng tạo thiết kế, cam kết đặt văn hóa vào trung tâm của các chiến lược phát triển và tham gia quá trình thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố trong mạng lưới với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. 

Hưởng ứng việc thực hiện các cam kết của TP Hà Nội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo, được sự bảo trợ của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Trường Đại học Xây dựng Hà Nội phối hợp tổ chức cuộc thi “Ký họa Văn Miếu - Quốc Tử Giám”. 

Toàn cảnh Lễ phát động cuộc thi
Toàn cảnh Lễ phát động cuộc thi

Diễn ra từ ngày 3 - 31.12, cuộc thi là cơ hội để sinh viên các trường cùng nhau sáng tạo, tranh tài qua tác phẩm ký họa về công trình kiến trúc, hiện vật, cảnh quan… của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hơn thế, theo TS Trần Hậu Yên Thế, đây cũng là dịp để sinh viên lĩnh hội những bài học, cảm xúc và những phát hiện tinh tế  tại một không gian tràn đầy ký ức như di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi khuyến khích sinh viên quan tâm, tìm hiểu về di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và các di sản văn hóa nói chung, sáng tạo các sản phẩm để phát huy giá trị di sản văn hóa. Đặc biệt là đưa Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian sáng tạo với nhiều hoạt động văn hóa có ý nghĩa, hấp dẫn, thân thiện.

Ngay trong ngày phát động, sinh viên các trường tại Hà Nội đã tham gia ký họa Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Ngay trong ngày phát động, sinh viên các trường tại Hà Nội đã tham gia ký họa Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bà Phạm Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO Việt Nam cho hay, lý do để UNESCO xây dựng hồ sơ đề cử Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo bởi nơi đây có 2 nguồn lực: Là một trong những trung tâm văn hóa di sản có bề dày lịch sử lớn nhất ở Đông Nam Á; đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học với nguồn lực sáng tạo phong phú. "Với tư duy như vậy, chúng tôi đã phân tích trên các dữ liệu của Hà Nội và thấy rằng có thể xúc tiến để Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian giáo dục sáng tạo, sân chơi để các bạn thể hiện tài năng của mình, xây dựng nơi đây trở thành điểm hẹn văn hóa của thế giới...".

Về cơ cấu giải thưởng, Ban tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Kết quả, trao giải và trưng bày tác phẩm dự kiến được tổ chức vào ngày 14.1.2021.

Văn hóa

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.