Nhà cổ Hội An sau đại hồng thủy

Sau 8 năm trở thành Di sản văn hóa thế giới, những ngôi nhà cổ của Hội An, Quảng Nam đã phải gồng mình vượt qua hai trận lũ lịch sử, năm 1999 và 2007, và nhiều lần ngập lụt khác. Những ngôi nhà cổ của Hội An vốn đã rệu rão, nay phải ngâm trong nước nên càng rệu rão hơn.

      Di sản văn hóa thế giới Hội An là quần thể những ngôi nhà cổ tạo nên 15 khu phố cổ, trong đó nhiều ngôi nhà có niên đại tới trên 400 năm như nhà cổ Tấn Ký, Phùng Hưng, những ngôi nhà còn lại có ít nhất là trên 200 năm tuổi. Tất cả các ngôi nhà trong phố cổ đều có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ với những nét chạm khắc tinh xảo, độc đáo, đại diện cho những nền văn hóa khác nhau: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản...; Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương phủ dày rêu phong. Điều đặc biệt và chỉ riêng có của những ngôi nhà cổ Hội An là trước mỗi ngôi nhà đều có hai mắt cửa, đó chính là sự biểu hiện tâm linh, tín ngưỡng của người Hội An, nhắc nhở người Hội An mỗi khi đi xa luôn nhớ về Hội An và biết làm điều thiện, điều tốt.

      Trong cơn đại hồng thủy vừa qua, lũ dữ đã nhấn chìm gần 1.000 ngôi nhà trong biển nước sâu từ 2-4 m, chỉ còn thấy chóp nhọn của những mái ngói âm dương. Trong số gần 1.000 ngôi nhà bị ngập nước có trên 100 ngôi nhà hiện đã xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào, đã có 4 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Với kết cấu sườn nhà hoàn toàn bằng gỗ nên hầu hết hệ thống cột, kèo chính trong các ngôi nhà cổ đã bị mối, mọt ăn. Bên cạnh đó, hệ thống móng, tường bị ngâm nước lâu ngày đã bị xói lở, rạn nứt, mục chân, hổng, sụp trong khi phải gánh chịu sức nặng của mái ngói âm dương với những lớp rêu phong rất dày, bị thấm nước qua các trận mưa dai dẳng nên không còn khả năng trụ đỡ. Giải pháp tình thế cấp bách hiện nay được các cấp chính quyền và người dân Hội An áp dụng là dùng cột, cọc gỗ để chống đỡ tạm hệ thống sườn nhà và cho tháo dỡ mái ngói để giảm tải sức chịu lực của hệ thống sườn nhà, dùng bạt, nylon và các tấm lợp giả che chắn tạm chờ nước rút, mưa tạnh mới tìm giải pháp khắc phục tiếp theo. Chủ tịch UBND thị xã Hội An, Lê Văn Giảng cho biết: “Thiệt hại của thị xã Hội An trong trận lũ lịch sử này khoảng 150 tỷ đồng. Khó khăn có thể khắc phục, thiếu tiền có thể làm ra nhưng nếu để mất những ngôi nhà cổ- di sản của nhân loại thì không bao giờ có thể tìm lại được, là đắc tội với tiền nhân”. Theo ông Giảng, kinh phí để trùng tu, tôn tạo các ngôi nhà cổ hiện nay ở Hội An cũng xấp xỉ bằng 1/2 thiệt hại của Hội An mà cơn lũ vừa qua đã đem lại. Vấn đề này nằm ngoài khả năng của tỉnh cũng như thị xã, nhất là trong tình hình hiện nay.       

04-Nha-co-32607-300.jpg

      Được biết, để tập trung xử lý những vấn đề nan giải trên, thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực mời các chuyên gia, kiến trúc sư có kinh nghiệm nghiên cứu để có phương án trùng tu hiệu quả nhất; Dùng mọi nguồn lực, quan tâm đặc biệt đến công tác trùng tu, bảo tồn các ngôi nhà cổ. Ngoài ngân sách của tỉnh, thị xã, ngân sách địa phương cũng chống đỡ được 65 ngôi nhà cổ, từng bước trùng tu được 30 ngôi nhà; Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, nhằm bảo đảm mục tiêu xã hội của công tác bảo tồn di sản. Nhiều hộ gia đình đã không thụ động ngồi chờ Nhà nước, xoay sở để tự cứu lấy nhà của mình. Ông Lương Non, chủ ngôi nhà cổ số 51 Lê Lợi đã bỏ ra hàng tỷ đồng để cải tạo, trùng tu lại ngôi nhà của mình. Ông tâm sự: “Nhà bị xuống cấp nghiêm trọng, tôi phải xoay sở để tu sửa lại, trước là giữ được ngôi nhà cổ mấy trăm năm của cha ông, sau là để kinh doanh, buôn bán kiếm kế sinh nhai”. Đó chỉ là một trong hàng chục trường hợp người dân Hội An tự bỏ tiền để tôn tạo di tích của cha ông để lại. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tất các những người dân, chủ di tích ở Hội An đều có khả năng làm được việc này. Rất nhiều gia đình khó khăn không có khả năng tự lo liệu mà đang phải trông chờ vào Nhà nước.

Phương Hiền

Huy động sức mạnh cộng đồng

      Không chỉ khu phố cổ Hội An, Quảng Nam, mà quần thể di sản cố đô Huế cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt lũ vừa qua. Nhiều tuyến phố bị ngập lụt. Các công trình kiến trúc bị ngập nước lâu ngày bị hư hại nhiều. Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Văn Bài cho biết: “Chúng tôi đã điện thoại trực tiếp vào trong đó (Huế và Hội An) để hỏi thăm, nắm tình hình nóng. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã có công điện gửi địa phương, cử đoàn thanh tra của Bộ để nắm được tình hình, thực trạng các di sản bị ảnh hưởng của lũ lụt gây ra như thế nào. Khi có những thông tin chính xác về việc hư hại, chúng tôi sẽ kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, phần vốn sự nghiệp có một phần kinh phí đầu tư chống xuống cấp, các tỉnh bị thiệt hại nhiều sẽ được ưu tiên hỗ trợ một phần. Tuy nhiên, thiên tai xảy ra thường xuyên, đặc biệt năm nay lại dồn dập nên khả năng dùng vốn Nhà nước để tu bổ cũng chỉ trong chừng mực nào đấy. Vì thế, huy động sức mạnh cộng đồng vẫn là hướng chính mà chúng ta phải phát huy.

Thanh Ngọc

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.