Ủy ban Đối ngoại họp phiên toàn thể lần thứ Sáu

Sáng 2.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại đã họp phiên toàn thể lần thứ Sáu, thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Ngoại giao.

Ủy ban Đối ngoại họp toàn thể lần thứ Sáu -0
Toàn cảnh phiên họp toàn thể của Ủy ban Đối ngoại

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2023 và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Ngoại giao và nghe các ý kiến đóng góp của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng. Các thành viên Ủy ban Đối ngoại đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 của Bộ Ngoại giao. Năm 2023, dự kiến số thu tăng so với số thực hiện năm 2022 do chính sách mở cửa của một số nước sau đại dịch Covid-19 làm tăng số lượng khách du lịch tới Việt Nam trong 7 tháng đầu năm. Ngoài ra, sau khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, theo đó kể từ ngày 15.8.2023, Việt Nam chính thức mở rộng thời gian cấp visa điện tử (e-visa) lên tối đa 3 tháng cho người nước ngoài, điều này đã tạo thuận lợi lớn cho việc đơn giản thủ tục hành chính và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay.

Qua báo cáo và các ý kiến thảo luận tại phiên họp cho thấy, còn một số vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật gây khó khăn cho thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN của Bộ. Ủy ban Đối ngoại đề nghị, Bộ Ngoại giao chủ động rà soát, tổng hợp và kịp thời đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi.

Về dự toán thu, chi NSNN năm 2024, các đại biểu cho rằng, để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, các hoạt động đối ngoại cần được bảo đảm nguồn lực tương ứng, tuy nhiên phải bảo đảm chặt chẽ kỷ luật ngân sách. Ủy ban Đối ngoại nhất trí về phương hướng công tác năm 2024 của Bộ Ngoại giao và đề nghị, Bộ cần tiếp tục ưu tiên công tác biên giới lãnh thổ, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân.

Ủy ban Đối ngoại họp toàn thể lần thứ Sáu -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến phát biểu tại phiên họp 

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến đánhh giá cao Bộ Ngoại giao đã có báo cáo chi tiết, đầy đủ và đề nghị, sau phiên họp toàn thể, Bộ tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu và thể hiện trong báo cáo của Bộ.

Về đầu tư xây dựng cơ bản, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho rằng Bộ nên có kế hoạch tổng thể, trên cơ sở đó bổ sung kế hoạch và dự toán đầu tư trung và dài hạn. Ủy ban Đối ngoại cũng đề nghị, Bộ quan tâm có giải pháp quản lý hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đối với chi thường xuyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đề nghị, Bộ cần rà soát các tài sản công tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng định mức phù hợp.

Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà gặp gỡ một số Đoàn đại biểu Quốc hội các nước bên lề Đại hội đồng AIPA-45
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà gặp gỡ một số Đoàn đại biểu Quốc hội các nước bên lề Đại hội đồng AIPA-45

Trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Đại hội đồng AIAP-45 của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Vientiane, Lào, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã có cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng, Hồi giáo, Du cư và Người Morocco ở nước ngoài của Hạ viện Marocco; Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách đối ngoại và Hợp tác liên nghị viện, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Ukraine dự AIPA-45 Oleksandr Merezhko; Thành viên đoàn nghị sĩ Na Uy, nguyên Phó Thủ tướng Na Uy Erna Solberg; Thượng Nghị sĩ Canada Yuen Pau Woo.

Quốc hội nghe báo cáo về ngân sách nhà nước năm 2024
Thời sự Quốc hội

Quốc hội nghe báo cáo về ngân sách nhà nước năm 2024

Sáng 22.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe các Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Chính trị

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 21.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi tuyên thệ, Chủ tịch nước Lương Cường đã phát biểu nhậm chức. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Chính trị

Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng XHCN.

Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển
Sự kiện nổi bật

Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tại Phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát triển quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Thời sự Quốc hội

Chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày nêu rõ, cử tri và Nhân dân tin tưởng sâu sắc vào sự đoàn kết thống nhất, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta; vui mừng, phấn khởi kinh tế đất nước tiếp tục phục hồi và phát triển, kỳ vọng sẽ phấn đấu hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho năm 2024.

2.289 kiến nghị của cử tri được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Thời sự Quốc hội

2.289 kiến nghị của cử tri được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 21.10, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị và trách nhiệm, nhiều kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời trước thời hạn, chất lượng giải quyết, trả lời ngày càng được nâng lên.

Tập trung vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Tập trung vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh

Một trong những giải pháp cốt lõi trong năm 2025 được nêu trong Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 là phải đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật. Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV sáng nay, 21.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực, ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; nổi bật là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, khắc phục điểm nghẽn, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm đời sống của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, khắc phục điểm nghẽn, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm đời sống của Nhân dân

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.10, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Quốc hội thống nhất cao, gương mẫu, đi đầu, đóng góp tích cực, quan trọng xây dựng thể chế phát triển của đất nước

Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; tập trung nhấn mạnh 3 vấn đề, trong đó, cần đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội.