Đại học Quốc gia Hà Nội:

Ươm tạo tài năng phổ thông liên thông đại học

Nội dung được học sinh và phụ huynh quan tâm nhất trong Ngày hội Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội là Chương trình ươm tạo tài năng từ bậc trung học phổ thông (VNU 12+), sẽ thí điểm từ năm học tới. Theo đó, những học sinh có năng lực vượt trội sẽ được tư vấn hướng nghiệp sớm và đăng ký học trước một số học phần trong chương trình đào tạo trình độ đại học phù hợp.

Định hướng nghề nghiệp sớm, rút ngắn thời gian học đại học

Theo Quy định đào tạo thí điểm Chương trình ươm tạo tài năng từ bậc THPT tại Đại học Quốc gia Hà Nội vừa được ký ban hành ngày 17.5, học sinh THPT hệ chuyên các trường THPT thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được đăng ký tham gia Chương trình VNU 12+ nếu đáp ứng một trong các điều kiện: đã và đang là thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của đơn vị; đoạt giải trong kỳ thi Olympic Đại học Quốc gia Hà Nội môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của đơn vị; kết quả học tập trong năm học lớp 10 đạt mức tốt và có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo. Học sinh THPT hệ không chuyên các trường THPT thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng được đăng ký tham gia Chương trình VNU 12+ nếu đáp ứng điều kiện theo quy định.

Học sinh tìm hiểu chương trình VNU 12+ tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: H.Linh
Học sinh tìm hiểu chương trình VNU 12+ tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: H.Linh

Học sinh tham gia Chương trình VNU 12+ có quyền đăng ký học sớm tối thiểu 3 học phần trong 1 chương trình đào tạo đại học, trong đó có tối thiểu từ 2 học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức theo khối ngành, nhóm ngành hoặc khối kiến thức ngành do Đại học Quốc gia Hà Nội công bố hàng năm; đề xuất giảng viên hướng dẫn và giảng dạy trong danh sách giảng viên của chương trình do các đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội công bố; được tham gia vào các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học của giảng viên hướng dẫn hoặc đơn vị chuyên môn của giảng viên hướng dẫn; được ưu tiên xét cấp học bổng học tập trong quá trình học sớm; được ưu tiên giới thiệu, xét chọn các chương trình học bổng quốc tế dành cho học sinh, sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội…

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Mô hình đào tạo mới giúp học sinh có tài năng, năng lực vượt trội được học sớm (học vượt) một phần ở bậc đại học trên cơ sở tư vấn định hướng học tập, nghề nghiệp sớm. Việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp và học sớm của từng học sinh sẽ được tổ chức theo hình thức cá thể hóa với sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên có trình độ và uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình học sớm, học sinh có thể tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cùng giảng viên hướng dẫn hoặc nhóm nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn”.

Ươm tạo tài năng phổ thông liên thông đại học -0
Quang cảnh khu giảng đường HT của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Nếu học sinh nỗ lực, quyết tâm và có kế hoạch học tập khoa học thì sẽ rút ngắn được thời gian học đại học xuống còn 2 hoặc 3 năm, sau đó các em học lên cao học, nghiên cứu sinh theo lộ trình phù hợp. Điều quan trọng, các em được học liền mạch từ THPT lên đại học, cao học, nghiên cứu sinh, từ đó hình thành phong cách học thuật rõ ràng, nhất là các ngành khoa học cơ bản.

Tích lũy thêm kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn, trực thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đã định hướng, tư vấn cho học sinh đăng ký học trước một số học phần ở bậc đại học. Kết quả, trong số 12 em đăng ký, 5 em đã vào học các ngành của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 5 em vào học các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, 2 em đi du học. Năm học 2023 - 2024 có 20 em đăng ký học trước thì 16 em mong muốn trở thành sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, mà trước hết là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Ươm tạo tài năng phổ thông liên thông đại học -1
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân thăm sinh viên Trường ĐH Công nghệ học tập tại Hòa Lạc

PGS.TS. Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết, chia sẻ với các thầy cô, nhà khoa học hướng dẫn, các em đều cho rằng việc được tích lũy các học phần ở bậc đại học đã giúp các em học hỏi thêm kinh nghiệm tự học, làm việc nhóm; hiểu thêm về việc lựa chọn ngành học của bản thân; tích lũy kiến thức và nhiều học phần có thể áp dụng trên lớp bậc THPT; đặc biệt là được tiếp xúc, học hỏi với các giảng viên, nhà khoa học hàng đầu, được tham gia nghiên cứu khoa học. Các em cho đây là lợi thế lớn nhất của học sinh THPT thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mà không cơ sở giáo dục nào ở Việt Nam hiện nay có được.

PGS.TS. Nguyễn Quang Liệu dẫn chứng trường hợp Trần Hưng, lớp 11 chuyên Sử, học kỳ 2 vừa qua đăng ký học trước 9 tín chỉ thuộc 3 học phần “rất khó”: Lịch sử triết học Trung Quốc cổ trung đại, Lịch sử triết học phương Tây cổ trung đại, Lịch sử triết học Mác - Lênin, điểm thi giữa kỳ đều tốt, nhờ đó đã giành học bổng đi học ở Ấn Độ về Phật giáo đương đại… “Như vậy, bên cạnh mục đích chung nhất là rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc đại học, học vượt còn giúp học sinh học hỏi được nhiều kiến thức, tìm kiếm cơ hội mới cũng như sử dụng quỹ thời gian hiệu quả để giảm áp lực, thậm chí là giảm sự cạnh tranh so với các bạn đồng trang lứa”.

Trước Chương trình VNU 12+, năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Đề án ươm tạo nhà khoa học trẻ; năm 2023, tiếp tục ban hành chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc dành cho các nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc ở trong và ngoài nước. Các chính sách này nhằm phát hiện và thu hút các mầm ươm khoa học; xây dựng, triển khai các chương trình ươm tạo nhà khoa học trẻ; phát triển nhà khoa học và điều kiện bảo đảm chất lượng, hướng tới tạo đột phá trong chất lượng đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời cung cấp nguồn nhân lực khoa học trẻ cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

VNU 12+ được đánh giá là quy định có tầm chiến lược, nhằm phát huy năng lực vượt trội của học sinh, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. Các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội hào hứng khi trở thành một phần của chương trình, chuẩn bị mọi điều kiện về đội ngũ và trang thiết bị, sẵn sàng tiếp nhận học sinh học trước một số học phần tại đơn vị từ năm học tới.

GS.TS. Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh: “Mô hình đào tạo tài năng THPT liên thông đại học đang được các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... thực hiện. Mô hình này là bước đầu để học sinh giỏi theo đuổi các ngành khoa học cơ bản, các ngành công nghệ nền tảng trong và ngoài nước. Với Chương trình VNU 12+, Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn giúp các em học sinh tài năng tìm được hướng đi phù hợp với năng lực và ước mơ, xây dựng cho mình kế hoạch học tập dài hạn. Đồng thời qua đó, thu hút học sinh giỏi vào học bậc THPT tại Đại học Quốc gia Hà Nội; tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhà khoa học đạt chuẩn quốc tế trong tương lai, đặc biệt các nhà khoa học lĩnh vực khoa học cơ bản”.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.