Tuyển sinh đại học 2023: Rút ngắn thời gian, giảm điểm ưu tiên

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản giữ ổn định như năm 2022, nhưng sẽ rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giảm điểm ưu tiên để bảo đảm công bằng cho thí sinh.

Sẽ không có điểm xét tuyển vượt quá 30

Thông tin về công tác tuyển sinh năm 2023 tại hội nghị sáng 3.3, PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh trực tuyến trên hệ thống chung, đồng thời nâng cấp hệ thống, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh trong đăng ký xét tuyển.

,Rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển
Rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển. Rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển. Nguồn: ITN

Để đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giảm nhầm lẫn cho thí sinh, từ năm 2023, thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022. Thí sinh có thể trúng tuyển theo bất kỳ phương thức nào vào ngành mình đăng ký nếu đủ điều kiện. Lịch xét tuyển đại học sẽ sớm hơn năm ngoái, dự kiến hoàn tất ngày 14.8 và chỉ diễn ra trong 2 tuần. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn một tháng so với mốc 30.9 của năm ngoái.

Từ năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh cách tính điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên. Điểm thi của thí sinh càng cao, mức điểm ưu tiên càng thấp. Thí sinh đạt 30 điểm không còn được cộng điểm ưu tiên. Như vậy, không thí sinh nào có điểm xét tuyển vượt quá 30, các ngành điểm cao sẽ cạnh tranh công bằng hơn.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải, ngưỡng cộng điểm ưu tiên 22,5 là do qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại. Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Bảo đảm công bằng giữa các phương thức xét tuyển

Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển, loại bỏ các phương thức xét tuyển không hiệu quả, có phương án xét tuyển để bảo đảm công bằng giữa các phương thức xét tuyển, phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định, nghiên cứ

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy những năm qua phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng đạt tỷ lệ cao so với chỉ tiêu, bên cạnh đó cũng có một số cơ sở đào tạo tuyển sinh khó khăn, nhất là ở một số lĩnh vực và ngành đào tạo. Trong 3 năm liền, bốn lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách tuyển sinh kém nhất.

Theo TS. Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đánh giá kỹ hơn các phương thức xét tuyển, bởi mỗi phương thức có tính đặc thù của từng trường. “Mỗi trường có phương thức tuyển sinh khác nhau nhưng các phương thức lại thể hiện định hướng, đặc thù của mỗi trường. Không nên yêu cầu các trường dẹp bỏ những phương thức tuyển sinh kém hiệu quả về số lượng. Nếu chỉ dựa vào số lượng thí sinh trúng tuyển mà đánh giá phương thức hiệu quả, nó chưa hoàn toàn chính xác", TS. Nguyễn Quốc Chính phân tích.

Trong khi đó, TS. Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có thêm thông tin về tỷ lệ thí sinh xét tuyển bằng các phương thức của từng trường để so sánh chung với số liệu toàn quốc. Có thể ở nhiều trường, thí sinh xét tuyển bằng một số phương thức chiếm tỷ lệ rất cao, nhưng khi so sánh tỷ lệ đó với số liệu chung của cả nước lại rất thấp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhận định, tuyển sinh luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng năm, toàn ngành và được sự quan tâm của toàn xã hội. Tuyển sinh tốt sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động tốt cho nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại giá trị, lợi ích cho người học và cho xã hội.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, đối với toàn xã hội, việc các lĩnh vực đào tạo, các ngành nghề được sinh viên lựa chọn sẽ tác động tới phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, cùng với phát triển khoa học - công nghệ, đóng góp cho việc tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế, xã hội, đất nước. Vì vậy, tuyển sinh không chỉ là việc riêng của mỗi trường đại học mà là sân chơi chung của các trường đại học trong hệ thống, là trách nhiệm của toàn ngành, không chỉ là của hệ thống giáo dục đại học.

Do đó, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, từ việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho tới xây dựng các phương thức tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, các hệ thống phần mềm hỗ trợ, công tác nhập học, cần tìm ra và thống nhất biện pháp điều chỉnh, khắc phục, cải tiến cho hệ thống. Khi thống nhất được những biện pháp, giải pháp để khắc phục, cải tiến thì chúng ta thống nhất, quán triệt hành động và tuyên truyền sâu rộng tới học sinh, các trường trung học phổ thông...

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".