Tuyển sinh 2023: Lựa chọn ngành học phù hợp nhờ bí quyết “Vòng tròn Ikigai”

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để xác định ngành học phù hợp nhất, thí sinh có thể dựa vào bí quyết “Vòng tròn Ikigai”.

Những ngành học giàu tiềm năng phát triển

- Thưa Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận. Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, theo ông đâu là những ngành học có tiềm năng phát triển, có cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập hấp dẫn mà thí sinh có thể cân nhắc lựa chọn?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Vấn đề này, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghĩ tới cách đây nhiều năm, khi quy hoạch các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tôi cho rằng trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, với tình hình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào thế giới hiện nay, có hai nhóm ngành giàu tiềm năng phát triển. Thứ nhất là nhóm ngành liên quan đến ngôn ngữ, thứ hai là nhóm ngành liên quan đến công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, những ngành mang tính chất liên ngành, đặc biệt là công nghệ thông tin áp dụng vào một lĩnh vực cụ thể, như Công nghệ nông nghiệp, Phân tích dữ liệu kinh doanh,… cũng có tiềm năng rất lớn.

Đơn cử, những năm gần đây, Trường Quốc tế chúng tôi có mở những ngành mang tính chất liên ngành như Công nghệ tài chính, Kinh doanh số (áp dụng nền tảng công nghệ vào tài chính và kinh doanh) hay Hệ thống kỹ thuật công nghiệp logistics,…

Tuyển sinh 2023: Bí quyết xác định ngành học phù hợp qua “Vòng tròn Ikigai” -0
Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận, Phó Hiệu trưởng trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vòng tròn Ikigai là gì?

- Theo ông, trong quá trình chọn ngành, thí sinh cần quan tâm tới những yếu tố nào? Làm thế nào để xác định ngành học này có phù hợp với bản thân các bạn hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Nhiều năm làm công tác tư vấn tuyển sinh cho các em, khi nói về cách xác định ngành học phù hợp, tôi thường chia sẻ về Vòng tròn Ikigai.

Vòng tròn Ikigai là giao điểm của 4 vòng tròn lớn gồm: Điều bạn thích, Điều xã hội cần (cơ hội việc làm), Điều bạn được trả tiền (mức thu nhập) và Điều bạn giỏi.

Bốn yếu tố trong Vòng tròn Ikigai đều rất quan trọng. Khi chọn ngành, nếu như các em chỉ dựa vào 2 yếu tố là điều em thích và điều em giỏi, trong khi ngành này ít cơ hội việc làm, mức thu nhập của cử nhân ra trường không cao, tương lai của em sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu chỉ chọn ngành học vì thấy nhu cầu xã hội cao, mức thu nhập hấp dẫn nhưng em không đam mê và bản thân cũng không giỏi, sau này em sẽ thấy không phù hợp, khó để làm việc tốt.

Như vậy, các em cần cố gắng làm sao để tối đa hóa, tốt nhất là có cả 4 vòng tròn, hoặc ít nhất phải được 3 vòng tròn nói trên.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thí sinh có thể biết ngành học nào phù hợp với mình? Mình có yêu thích, có thể giỏi trong ngành này hay không? Câu trả lời của tôi là các em hãy tìm tới các trang hướng nghiệp, xác định tính cách thông qua những bài đánh giá, bài test. Trường Quốc tế của chúng tôi và Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có những bài trắc nghiệm như thế.

Sau đó, các em nên tìm kiếm thông tin qua các kênh truyền thông để biết những ngành học nào đang có cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập cao. Các em cũng có thể hỏi chuyên gia tuyển sinh, tìm nghe các buổi tư vấn tuyển sinh của các trường,…

Hiện nay, nhiều trường cũng đã công bố công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp. Đó là những thông tin các em có thể tham khảo, tham chiếu, từ đó lựa chọn ngành học phù hợp nhất.

Tại Trường Quốc tế, chúng tôi đào tạo theo triết lý “cây cầu” với các trụ cột là kiến thức chuyên môn kiến thức xã hội, kỹ năng mềm và đạo đức. Trong quá trình đào tạo, chúng tôi cố gắng để sinh viên yêu thích hơn với ngành học đã chọn; cố gắng phấn đấu học giỏi hơn.

Như vậy là giúp các em củng cố hai vòng tròn “Điều bạn thích” và “Điều bạn giỏi” trong Vòng tròn Ikigai. Hai vòng tròn còn lại cũng được đảm bảo, bởi ngay từ khi xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi đã xác định những ngành mở ra đều là ngành có nhu cầu xã hội cao, có cơ hội việc làm tốt.

Chọn sai ngành học có cơ hội chọn lại?

- Dù đã lựa chọn ngành học rất kỹ, nhưng không tránh khỏi trường hợp có những sinh viên sau khi học đại học 1-2 năm mới thấy mình không hợp ngành học đã chọn. Trong trường hợp này, các bạn có cơ hội nào để chọn lại ngành học hay không, thưa ông?

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu nhân dân cùng câu hỏi trên, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,  Bộ GD-ĐT cho biết quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ GD-ĐT đã cho phép sinh viên có thể chuyển trường, chuyển ngành hoặc học cùng lúc hai chương trình đào tạo nếu đáp ứng những điều kiện nhất định Bộ GD-ĐT đã đặt ra.

Tuy nhiên, PGS Thủy nhấn mạnh, việc học cùng lúc hai chương trình đào tạo là vô cùng khó khăn, trừ khi các em rất xuất sắc và biết bố trí thời gian cũng như sức lực, năng lượng của mình phù hợp để học tập. Tương tự, việc chuyển từ trường này sang trường khác cũng mất rất nhiều thời gian, công sức; về mặt thủ tục, quy trình sẽ có nhiều khó khăn.

“Nếu chọn sai ngành học, chúng tôi có cơ hội cho các em sửa sai. Thế nhưng, lời khuyên của tôi là hãy chọn đúng ngay từ đầu. Các em cần có chiến lược đúng, làm đúng ngay từ đầu thì sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức của bản thân cũng như gia đình và tiết kiệm được chi phí xã hội rất lớn”, PGS Thủy nói.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Trường hợp này chúng tôi đã từng gặp phải và tôi nghĩ rằng đây là tình huống không hiếm ở bất cứ trường nào.

Tôi muốn chia sẻ với các em rằng, Trường Quốc tế là một trong 12 đơn vị đào tạo đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tổng số chương trình đào tạo đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay khoảng 140 chương trình. Trong quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, các em có thể chuyển ngành nếu đảm bảo một số điều kiện về mức điểm GPA (trung bình trung học tập), điểm đầu vào,…

Như vậy, nếu em học tại Trường Quốc tế mà nhận ra không yêu thích ngành đang học, em có cơ hội được chuyển sang chương trình đào tạo khác của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngược lại, các bạn theo học một trường khác thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn vào Trường Quốc tế cũng có thể xem xét bản thân đáp ứng được các tiêu chí theo quy định hay không để chuyển ngành học.

Phương án thứ hai là chính sách bằng kép, có nghĩa học song song hai chương trình đào tạo. Ví dụ, nếu đáp ứng các điều kiện, một sinh viên đang học chương trình Kinh doanh quốc tế của chúng tôi vẫn có thể học thêm một bằng nữa ở ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội hay bằng Luật kinh tế của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuyển sinh 2023: Bí quyết xác định ngành học phù hợp qua “Vòng tròn Ikigai” -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Trường Quốc tế giữ ổn định phương thức xét tuyển

- Mùa tuyển sinh năm 2023, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội có sự điều chỉnh nào về phương thức xét tuyển hay ông, thưa ông?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Trường chúng tôi hiện có 15 chương trình đào tạo. Trong đó, 12 chương trình sẽ xét tuyển qua hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT (do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng) và 3 chương trình liên kết quốc tế (do đối tác nước ngoài cấp bằng).

Với 12 chương trình do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng, qua đánh giá kết quả tuyển sinh hàng năm, chúng tôi thấy rằng các phương thức xét tuyển đã sử dụng cơ bản đều hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn giữ các phương thức quen thuộc để tránh gây bất ngờ cho thí sinh. Bởi vậy, ở 12 chương trình này, chúng tôi cơ bản giữ ổn định theo 5 phương thức xét tuyển.

Cụ thể: (1) Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; (2) Xét tuyển điểm thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức; (3) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; (4) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp (kết hợp với một trong ba yếu tố gồm điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi Đánh giá năng lực, điểm học bạ 2 môn); (5) Phương thức xét tuyển khác: Xét kết quả A-Level; SAT; ACT; IB (bằng Tú tài quốc tế International Baccalaureate).

Đối với 3 chương trình đào tạo liên kết quốc tế, chúng tôi cũng cơ bản giữ ổn định phương thức xét tuyển như năm trước (xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ,kết hợp phỏng vấn,…).

- Một số thí sinh chia sẻ, các em có đủ năng lực trúng tuyển đại học và muốn đi học nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên rất lo lắng. Với những trường hợp như trên, nhà trường có chính sách nào hỗ trợ các em hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Hiện nay, Trường Quốc tế có hệ thống học bổng rất phong phú và đa dạng, có thể chia ra thành hai nguồn là học bổng từ ngân sách và học bổng ngoài ngân sách.

Với học bổng từ ngân sách, chúng tôi dành cho 2 nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất là những học sinh giỏi: được giải quốc gia, quốc tế hoặc có điểm IELTS cao, điểm thi tốt nghiệp THPT cao. Nhóm thứ hai là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng có nghị lực vượt khó, trúng tuyển vào Trường Quốc tế (chúng tôi còn gọi là học bổng Chân trời mới).

Các em yên tâm rằng nếu được trao học bổng Chân trời mới, các em sẽ được miễn phí 100% học phí toàn khóa học, đồng thời còn được tạo công ăn việc làm ngay trong trường. Như vậy, nếu các em có hoàn cảnh như trên, có thể liên lạc với Trường Quốc tế chúng tôi.

Chúng tôi mong muốn trao đi những giá trị tốt đẹp tới các em học sinh giỏi và các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đồng thời đây cũng là sự đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, Trường Quốc tế còn rất nhiều chính sách học bổng ngắn hạn, học bổng dài hạn, học bổng doanh nghiệp, học bổng ngoài ngân sách khác mà các em có thể tìm hiểu thêm trên website của trường.

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.