Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 1.150 chỉ tiêu với 5 phương thức xét tuyển

Thông tin từ Trường Đại học Giáo dục, năm 2024 nhà trường tuyển sinh 1.150 chỉ tiêu. Trong đó, 500 chỉ tiêu cho đào tạo sư phạm, 650 chỉ tiêu đào tạo ngoài sư phạm. 

5 phương thức tuyển sinh

Tuyển sinh năm 2024, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tuyển sinh theo 5 phương thức như sau: 

-  Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT;

-  Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định;

-  Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức năm 2024 đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên;

-  Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT do ĐHQG TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2024 đạt tối thiểu 750/1200 điểm trở lên;

-  Các phương thức tuyển sinh khác theo quy định của ĐHQGHN.

Trường Đại học Giáo dục tuyển sinh theo nhóm ngành. Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) theo nhóm ngành/ngành của từng phương thức tuyển sinh cụ thể như sau:

TT

Tên

nhóm ngành/ngành

nhóm ngành

/Ngành

Chỉ tiêu dự kiến

I

Sư phạm Toán và

Khoa học Tự nhiên

Gồm 05 ngành sau:

GD1

Theo chỉ tiêu năm 2024 được Bộ GD-ĐT giao cho

1

Sư phạm Toán học

2

Sư phạm Vật lí

3

Sư phạm Hoá học

4

Sư phạm Sinh học

5

Sư phạm Khoa học Tự nhiên

II

Sư phạm Ngữ văn,

Lịch sử, Lịch sử và Địa lý

Gồm 03 ngành sau:

GD2

Theo chỉ tiêu năm 2024 được Bộ GD-ĐT giao cho

1

Sư phạm Ngữ văn

2

Sư phạm Lịch sử

3

Sư phạm Lịch sử-Địa lý

III

Khoa học giáo dục và khác

Gồm 05 ngành sau

GD3

Dự kiến 650 chỉ tiêu

(Theo chỉ tiêu năm 2024 được ĐHQGHN giao cho)

1

Quản trị trường học

2

Quản trị Công nghệ giáo dục

3

Khoa học giáo dục

4

Quản trị chất lượng giáo dục

5

Tham vấn học đường

6

Tâm lý học (chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên)

Dự kiến

IV

Ngành Giáo dục Tiểu học*

GD4

Theo chỉ tiêu năm 2024 được Bộ GD-ĐT giao cho

V

Ngành Giáo dục Mầm non*

GD5

Tổng chỉ tiêu dự kiến

1.150 chỉ tiêu, trong đó:

- Đào tạo sư phạm: Dự kiến 500 chỉ tiêu

- Đào tạo ngoài sư phạm: Dự kiến 650 chỉ tiêu

Đối với nhóm ngành Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (mã nhóm ngành: GD1), gồm các ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tự nhiên.

Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (mã nhóm ngành: GD2), gồm các ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử-Địa lý.

Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3), gồm các ngành: Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Tham vấn học đường; Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, dự kiến).

 Ngành Giáo dục Tiểu học (mã ngành: GD4).

 Ngành Giáo dục Mầm non (mã ngành: GD5).

Tổ hợp xét tuyển

STT

   Mã
 trường    

 Ngành học               

 Tên nhóm ngành                     

Mã nhóm ngành

Tổ hợp môn thi/bài thi THPT

Phương thức khác

Quy định trong xét tuyển

1

QHS

Sư phạm Toán

Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên

GD1

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

- Xét

tuyển

thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ, của ĐHQGHN;

- Các phương thức tuyển sinh khác theo quy định của ĐHQGHN;

- Xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL năm 2024 của ĐHQGHN; của ĐHQG Tp HCM

Sau khi hoàn thành các học phần chung bắt buộc trong năm thứ nhất sẽ phân ngành.

2

Sư phạm Vật lý

3

Sư phạm Hóa học

4

Sư phạm Sinh học

5

Sư phạm Khoa học Tự nhiên

6

Sư phạm Ngữ Văn

Sư phạm  Ngữ văn,Lịch sử, Lịch sử và Địa lý

GD2

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh (D14)

Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh (D15)

7

Sư phạm Lịch sử

8

Sư phạm Lịch sử -Địa lý

9

QHS

Quản trị trường học

Khoa học giáo dục và khác

GD3

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

10

Quản trị công nghệ giáo dục

11

Quản trị chất lượng giáo dục

12

Tham vấn học đường

13

Khoa học giáo dục

14

Tâm lý học (dự kiến)

15

QHS

Giáo dục Tiểu học

GD4

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

16

QHS

Giáo dục Mầm non

GD5

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

*

 Điểm trúng tuyển theo từng nhóm ngành không phân biệt tổ hợp xét tuyển.

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

+/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.

+/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.

Phân ngành cho sinh viên theo nhóm ngành GD1, GD2, GD3

Sau hai học kỳ chính của năm thứ nhất, nhà trường xét phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3 dựa trên các căn cứ như: 

- Điều kiện để được phân ngành: Học đủ số học phần theo kế hoạch học tập của Trường. Trường hợp không học học phần nào, phải có lý do chính đáng và báo cáo trong quá trình học tập.

- Trường hợp này sẽ không tính điểm và tín chỉ học phần đó. Nếu sinh viên không có điểm và không có lý do chính đáng, những học phần đó sẽ được tính là 0 (không điểm) để tính điểm trung bình chung xét phân ngành.

- Trường hợp học phần có học phần tiên quyết, nhưng sinh viên chưa học học phần tiên quyết (do phần mềm không lọc hết), nhưng đã học và có điểm cho học phần sau, thì sẽ không tính cho điểm và tín chỉ cho cả 2 học phần.

Cơ hội học cùng lúc hai chương trình đào tạo (bằng kép)

Sinh viên Trường Đại học Giáo dục có cơ hội học cùng lúc hai chương trình đào tạo (bằng kép) các ngành đào tạo khác trong trường hoặc các ngành đào tạo của các đơn vị đào tạo khác thuộc ĐHQGHN như: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Luật.

Lệ phí xét tuyển/thi tuyển theo quy định của ĐHQGHN và của Bộ GD-ĐT.

Học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP

Trường Đại học Giáo dục cho biết, học phí phải nộp được tính theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP về “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo”; Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 81/2021/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác liên quan của Nhà nước và của ĐHQGHN.

Học phí dự kiến năm học 2024-2025 quy theo tháng là 1.410.000 đồng/tháng, tùy theo ngành, mỗi năm học thu 10 tháng. Những năm học tiếp theo, lộ trình học phí thực hiện theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.

Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Thủ tục, tiêu chuẩn được hỗ trợ thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Sinh viên được tiếp cận các quỹ học bổng của trường, của ĐHQGHN và của các nhà tài trợ khác nhau với nhiều mức khác nhau.

Ngoài ra, nhà trường còn có nhiều vị trí thực tập làm bán thời gian có trả công dành cho các bạn đáp ứng tiêu chí chọn.

Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10 (dự kiến)

STT

Trình độ Tiếng Anh

Quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10

IELTS

TOEFL iBT

1

5,5

65-78

8,50

2

6,0

79-87

9,00

3

6.5

88-95

9,25

4

7,0

96-101

9,50

5

7,5

102-109

9,75

6

8,0-9,0

110-120

10,00

Các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh đại học (dự kiến)

Môn

Ngoại ngữ

Chứng chỉ đạt yêu cầu

 tối thiểu (*)

Đơn vị cấp chứng chỉ

Tiếng Anh

IELTS 5.5 điểm

  • British Council (BC)
  • International Development Program (IDP)

TOEFL iBT 72 điểm

Educational Testing Service (ETS)

Tiếng Nga

TRKI-2

Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi)

Tiếng Pháp

- TCF 350 điểm

- DELF B2

Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques - CIEP)

Tiếng

Trung Quốc

- HSK cấp độ 4

- TOCFL cấp độ 4

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Hanban); Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)

- Ủy ban Công tác Thúc đẩy Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ Quốc gia (Steering Committee for the Test Of Proficiency-Huayu)

Tiếng Đức

- DSH B2

- TestDaF B2

- Goethe-Zertifikat B2

- DSD B2

- TELC B2

- ÖSD Zertifikat B2

- Các trường đại học Đức

- Viện TestDaF

- Viện Goethe (Goethe-Institut)

- KMK (Hội đồng Bộ trưởng văn hóa, giáo dục của Liên bang và các bang CHLB Đức)

- TELC B2 (TELC GmbH)

- Hiệp hội ÖSD (Cộng hòa Áo)

Tiếng

Nhật

JLPT cấp độ N3

Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation)

Tiếng

Hàn

TOPIK II cấp độ 4

Viện Giáo dục Quốc tế Quốc gia Hàn Quốc (KICE)

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.