Tràng An Ninh Bình hướng đến Đô thị trung tâm thiên niên kỷ

Dấu tích của Cố đô Hoa Lư huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là 1 trong 4 vùng lõi thuộc Quần thể danh thắng Tràng An với hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Đây cũng là Di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Nam Á. Hiện tỉnh Ninh Bình cùng với UNESCO và các đơn vị đang triển khai Đề án nghiên cứu: Phát triển thành phố Hoa Lư từ cội nguồn của di sản Tràng An trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ - là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035.

Ý kiến bạn đọc

Kinh tế - Xã hội

Cần một hệ thống tài chính và thị trường vốn linh hoạt hơn để doanh nghiệp công nghệ Việt Nam bứt phá
Kinh tế - Xã hội

Cần một hệ thống tài chính và thị trường vốn linh hoạt hơn để doanh nghiệp công nghệ Việt Nam bứt phá

Sáng 19.3, tại trụ sở Báo Nhân dân, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, Báo Nhân dân phối hợp với Viện Chiến lược Phát triển Kinh tế số (IDS) tổ chức Tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số”.

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

Trình diễn kỹ năng nghiệp vụ PCCC & CNCH tại TP. Hồ Chí Minh
Đại Biểu Nhân Dân Video

Trình diễn kỹ năng nghiệp vụ PCCC & CNCH tại TP. Hồ Chí Minh

Hội thi nghiệp vụ thể thao chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực thi số VI đã diễn ra sôi nổi tại TP. Hồ Chí Minh, thu hút 28 đội tuyển đến từ nhiều đơn vị. Đây không chỉ là dịp để lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) rèn luyện thể lực, nâng cao nghiệp vụ mà còn giúp tăng cường sự phối hợp, phản ứng nhanh trong các tình huống thực tế.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến góp ý hai dự án Luật trình Quốc hội
Đại Biểu Nhân Dân Video

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến góp ý hai dự án Luật trình Quốc hội

Chiều 13.3, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Luật Công nghiệp công nghệ số. Nhiều ý kiến tại hội nghị nhấn mạnh sự cần thiết phải chỉnh sửa một số quy định trong dự thảo nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng hoàn thiện các Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV.

Bên trong thao trường huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
Đại Biểu Nhân Dân Video

Bên trong thao trường huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đang miệt mài tập luyện tại Sở Chỉ huy Diễu binh, diễu hành A50, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Dưới cái nắng gay gắt, từng bước chân, từng động tác đều được rèn giũa kỹ lưỡng, thể hiện ý chí, kỷ luật và tinh thần tự hào của lực lượng tham gia, sẵn sàng góp phần tạo nên một buổi lễ trang trọng, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc.

Chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên - Sức mạnh lòng dân
Kinh tế - Xã hội

Chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên - Sức mạnh lòng dân

Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4.3 đến 3.4.1975) - đòn chiến lược mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 của quân và dân ta giành thắng lợi, đã tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Chiến thắng mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam để quân và dân ta thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nửa thế kỷ đã trôi qua, song Chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên với tầm vóc lớn lao luôn để lại dấu ấn, giá trị lịch sử mạnh mẽ cho các thế hệ dân tộc Việt Nam, mà giá trị lớn nhất chính là sức mạnh lòng dân.

GS.TS Nguyễn Thị Doan: Bài “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư đã thúc đẩy việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Kinh tế - Xã hội

GS.TS Nguyễn Thị Doan: Bài “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư đã thúc đẩy việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, trong bài viết về “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm tôi rất tâm đắc việc đồng chí giao nhiệm vụ: “Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng".

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Nguyên 1975 và nửa thế kỷ xây dựng, phát triển Đắk Lắk”
Kinh tế - Xã hội

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Nguyên 1975 và nửa thế kỷ xây dựng, phát triển Đắk Lắk”

Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Nguyên 1975 và nửa thế kỷ xây dựng, phát triển Đắk Lắk”. Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng, Tiến sĩ Lê Huy Vịnh cùng Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung đồng chủ trì Hội thảo.

Thành lập Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam
Kinh tế - Xã hội

Thành lập Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam

Sáng nay 5.3, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ công bố thành lập Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam và học tập chuyên đề quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về  “Học tập suốt đời”.

GS.TS Phạm Tất Dong: Miễn học phí là chính sách ưu việt trong giáo dục
Kinh tế - Xã hội

GS.TS Phạm Tất Dong: Miễn học phí là chính sách ưu việt trong giáo dục

Bộ Chính trị đã quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ bậc mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Đây là một chính sách hợp lòng dân, góp phần giảm gánh nặng học phí với các gia đình ở vùng khó khăn. Tuy nhiên, để mọi người hiểu rõ hơn về chính sách và đảm bảo công bằng hơn trong giáo dục, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với GS.TS Phạm Tất Dong nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương về chính sách này.

Người dân Đắk Lắk vui mừng trước thông tin miễn học phí
Kinh tế - Xã hội

Người dân Đắk Lắk vui mừng trước thông tin miễn học phí

Ngày 28.2.2025, Bộ Chính trị đồng ý thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc miễn học phí cho học sinh công lập từ mầm non đến giáo dục phổ thông trên phạm vi cả nước từ năm học 2025 - 2026. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại tỉnh Đắk Lắk - một tỉnh miền núi của khu vực Tây Nguyên, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống- Quyết định trên của Bộ Chính trị đã khiến các phụ huynh, giáo viên và nhà trường rất phấn khởi, xúc động.

Làm thế nào để trở thành bác sĩ giỏi?
Kinh tế - Xã hội

Làm thế nào để trở thành bác sĩ giỏi?

“Để trở thành bác sĩ giỏi, dứt khoát phải có tiêu chí chăm chỉ và trung thực. Học Y 6 năm mới chỉ là bắt đầu, bạn phải mất thêm một khoảng thời gian tương tự như thế nữa mới có thể trở thành bác sĩ giỏi. Nếu thích học y, muốn theo đuổi ngành y, sinh viên cần có “tâm thiện”. Một bác sĩ giỏi “không phải tự nhiên giỏi”, mà cần sự chăm chỉ, tận tình với người bệnh. Đặc biệt, tính đoàn kết, y đức trong môi trường y tế càng phải được đề cao” - Đây là nhấn mạnh của GS.TS.BS.TTND Lê Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y học, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện E khi trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2.

Nơi hồi sinh những nhịp đập trái tim
Kinh tế - Xã hội

Nơi hồi sinh những nhịp đập trái tim

Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Tim mạch của Thủ đô, bệnh viện chuyên khoa Tim mạch tuyến cuối của cả nước.
Trong năm 2024, bệnh viện đã tiếp đón hơn 650.000 lượt bệnh nhân, thực hiện trên 2.300 ca phẫu thuật tim, trong đó phẫu thuật tim nội soi/ít xấm lấn được ưu tiên đẩy mạnh phát triển. Tim mạch can thiệp tại bệnh viện trong những năm qua cũng ngày càng phát triển, với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng lên.
Với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, nhiều bệnh nhân nặng, phức tạp đã dần hồi phục sức khỏe, có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Đặc biệt, nhiều trường hợp nguy kịch, tưởng như không còn hy vọng sống đã được “hồi sinh” diệu kỳ...

Ghép tạng: Hành trình tái sinh những cuộc đời
Kinh tế - Xã hội

Ghép tạng: Hành trình tái sinh những cuộc đời

Một người hiến tạng có thể cứu sống được 8 đến 10 người khác. Bởi vậy, việc đăng ký hiến mô tạng không chỉ thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái cao cả, nối dài sự sống cho những người bệnh tưởng chừng như đã tắt hết hi vọng với cuộc đời.

Với ý nghĩa một đốm lửa nhỏ dù tắt đi vẫn có thể nhóm lên nhiều ngọn lửa khác, trong chương trình "Ghép tạng: Hành trình tái sinh những cuộc đời", PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của ghép tạng trong y học hiện đại với mục đích nhân đạo cứu chữa người bệnh.

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật
Kinh tế - Xã hội

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận trái chiều không chỉ giáo viên, phụ huynh học sinh mà thậm chí cả quản lý nhà trường, bởi đây là một thay đổi lớn trong hoạt động dạy học hiện nay. Để hiểu đúng về Thông tư 29 và không phạm luật, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm: "Thông tư 29 và năng lực tự học trong môi trường AI", với sự tham dự của các khách mời: Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT - TS Thái Văn Tài; Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội - PGS.TS Trần Thành Nam và Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) Nguyễn Như Tùng. Mời độc giả đón xem!

“Bộ máy phải nhẹ thì chúng ta mới bay cao được”
Kinh tế - Xã hội

“Bộ máy phải nhẹ thì chúng ta mới bay cao được”

Trong gần 20 năm qua, việc tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt kể từ khi Nghị quyết 18 được ban hành vào năm 2017. Nghị quyết này được xem là bước ngoặt trong quá trình cải cách hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đây là cuộc “cách mạng về bộ máy” trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, sự bùng nổ của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội vàng để hiện đại hóa công tác quản lý và điều hành đất nước.

Việc nhẹ lương cao và cạm bẫy nơi "miền đất hứa"
Đại Biểu Nhân Dân Video

Việc nhẹ lương cao và cạm bẫy nơi "miền đất hứa"

Chỉ trong thời gian ngắn trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài (Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh) phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia giải cứu hơn 400 công dân Việt Nam, trong đó nhiều trường hợp lao động bất hợp pháp và nghi vấn liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Những nạn nhân này bị lừa xuất cảnh trái phép với lời hứa "việc nhẹ, lương cao", sau đó bị cưỡng ép làm việc trong các tổ chức lừa đảo, chịu cảnh giam giữ, đánh đập, thậm chí bị rao bán...