TP. Hồ Chí Minh: Nâng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Trong năm học 2023-2024, các phòng giáo dục đào tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc thẩm định điều kiện cấp phép thành lập các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, mầm non độc lập.

TP. Hồ Chí Minh: Nâng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ -0
Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập

Đây là nội dung được đề cập tại Hội thảo Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn TP. Thủ Đức và quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất do Sở Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng 22.9, với sự tham gia của gần 200 cán bộ lãnh đạo các phòng giáo dục đào tạo, chủ nhóm trẻ mẫu giáo, mầm non độc lập trên địa bàn thành phố.

Theo Phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 16 khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động tại TP. Thủ Đức và 8 quận, huyện, gồm: quận 7, 12, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, Củ Chi, Bình Chánh và Nhà Bè. Trong đó, tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, mầm non độc lập là 1.286 nhóm.

Để tăng cường công tác quản lý, các trường mầm non công lập được phân công thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của các nhóm lớp độc lập trên địa bàn, tạo điều kiện cho chủ nhóm lớp, giáo viên nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và mầm non độc lập tham quan môi trường học tập, dự các hoạt động hội giảng, sinh hoạt chuyên môn để học tập kinh nghiệm.

Ngành giáo dục cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra giám sát, tư vấn nghiệp vụ quản lý và chuyên môn cho các chủ nhóm lớp và đội ngũ giáo viên, bảo mẫu; tuyên truyền các văn bản pháp luật và quy định về chăm sóc giáo dục trẻ cho các cơ sở.

Trong quý II và III năm 2023, Sở GD-ĐT đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho 270 lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục – đào tạo, giáo viên các cơ sở mầm non độc lập nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số nhóm lớp có diện tích nhỏ hẹp, chưa bảo đảm việc tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; chưa thực hiện đúng quy định bảng tên bằng tiếng nước ngoài; đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu chưa đáp ứng theo yêu cầu. Vẫn có cơ sở chưa chú ý công tác bảo đảm an toàn cho trẻ như: sử dụng thiết bị điện tử treo tường cồng kềnh, bố trí máy tính chưa đảm bảo an toàn về điện, sân chơi vận động không có thảm lót, treo vật dụng nặng ở vị trí cao, cất giữ hóa chất trong khu vực sinh hoạt của trẻ...

Theo đại diện Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, năm học 2023-2024, các phòng giáo dục đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc thẩm định điều kiện cấp phép thành lập các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, mầm non độc lập. Đồng thời, cơ quan quản lý triển khai kế hoạch rà soát, kiểm tra hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các nhóm lớp; tăng cường bồi dưỡng lý thuyết và thực hành các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên, nâng cao nhận thức cho đội ngũ.

Ngoài ra, để cơ sở giáo dục mầm non nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, phòng giáo dục đào tạo TP. Thủ Đức và quận, huyện cần phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm yêu cầu an toàn cho trẻ, thực hiện có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tiến đến xây dựng trường học hạnh phúc.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.