TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch khởi công Dự án xây dựng đường Vành đai 3

UBND Thành phố đã thông qua kế hoạch tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18.6.

Dự án xây dựng đường Vành đai 3 – Đoạn qua TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18.6
Dự án xây dựng đường Vành đai 3 – Đoạn qua TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18.6

Dự án đi qua 4 địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, dài hơn 76 km với tổng mức đầu tư hơn 75.377 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách TP. Hồ Chí Minh bố trí hơn 24.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo của các đơn vị và địa phương liên quan, đến nay có tổng cộng 335ha/410ha đất cần thu hồi phục vụ thi công Dự án Vành đai 3 đã được 4 địa phương thu hồi để bàn giao cho Chủ đầu tư (đạt tỷ lệ 81.5%, cao hơn so với mục tiêu đặt ra là 70% vào ngày 15.6.2023). Đặc biệt có những địa phương có tỷ lệ thu hồi - bàn giao đất rất cao, vượt chỉ tiêu đặt ra như: huyện Hóc Môn (93%), huyện Bình Chánh (86%).

Bên cạnh yêu cầu về mặt bằng đã được đảm bảo, công tác đấu thầu lựa chọn các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát… cũng đang được triển khai đúng tiến độ; đảm bảo các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công sau Lễ khởi công sẽ triển khai đồng loạt trên địa bàn 4 địa phương trong tháng 6.2023, hướng tới mục tiêu thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2025 và hoàn thành toàn bộ Dự án trong năm 2026 như Nghị quyết đề ra.

Theo đó, việc hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) giai đoạn 1 và đảm bảo khởi công Dự án xây dựng đường Vành đai 3 - đoạn qua TP. Hồ Chí Minh đúng tiến độ đề ra là kết quả của sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương; sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Thành phố, Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy các Dự án thành phần, Hội đồng cố vấn, các Sở, Ngành và sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo, của Ban BTGPMB và hệ thống chính trị 4 địa phương.

Bồi thường giải phóng mặt bằng của TP. Hồ Chí Minh vượt kế hoạch đề ra
Bồi thường giải phóng mặt bằng của TP. Hồ Chí Minh vượt kế hoạch đề ra

Để có thể hoàn thành Dự án như mục tiêu đề ra, sau Lễ Khởi công, chủ đầu tư cùng các đơn vị tư vấn, nhà thầu, 4 địa phương cùng các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức lớn như: đạt tỷ lệ 100% công tác BTGPMB trước ngày 31.12.2023; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị tư vấn, nhà thầu tổ chức thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn trên 47km Vành đai 3 đoạn đi qua Thành phố; giải quyết tốt bài toán vật liệu; phối hợp đồng bộ với các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương trong quá trình triển khai và hoàn thành Dự án.

Trước đó, ngày 15.1.2022, tại cuộc họp về dự án Vành đai 3 và Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chấp thuận phương án đầu tư dự án Vành đai 3 theo hình thức đầu tư công, giao UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương dự án;

Đến ngày 5.6.2022, Ủy ban kinh tế Quốc hội khóa XV có Báo cáo số 950/BC-UBKT15 thẩm tra Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh;

Ngày 16.6.2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 57/2022/QH15 thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh;

Ngày 15.8.2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP triển khai Nghị quyết của Quốc hội;

Ngày 16.10.2022, Chủ đầu tư hoàn tất công tác bàn giao ranh GPMB, các địa phương tổ chức ký kết giao ước thi đua thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh;

Ngày 5.5.2023, thiết kế kỹ thuật và dự toán 04 gói thầu (XL3, XL6, XL8 và XL9) thuộc Dự án được phê duyệt. Sau đó công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện từ ngày 12.5. 2023 đến 16.6.2023;

Theo kế hoạch dự án sẽ được Khởi công vào ngày 18.6 tới và chính thức tổ chức thi công từ ngày 19.6. Đến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành phần cao tốc cuối và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026.

Trên đường phát triển

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn để cải thiện năng suất, chất lượng, từ đó cải thiện thu nhập cho người dân
Trên đường phát triển

Đầu tư xây dựng thương hiệu

Tại Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Đồng Nai đạt nhiều kết quả nổi bật trong phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Địa phương

Nhiệm vụ đột phá

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những nhiệm vụ đột phá được Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, phê duyệt đề án và các chương trình hành động phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường
Địa phương

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường

Trong 9 tháng đầu năm 2024, mức độ quan tâm đối với bất động sản tại các tỉnh ven biển đã tăng trưởng tích cực so với năm 2023 trên tất cả các thị trường, trong đó Khánh Hòa dẫn đầu với mức tăng đáng kể. Đây là kết quả từ dữ liệu big data của batdongsan.com.vn, được công bố trong buổi báo cáo giữa tháng 10 vừa qua.

Long An tăng cường thu hút đầu tư những dự án chuyển đổi xanh, công nghệ cao
Địa phương

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức từ ngày 11 – 21.11.2024 theo lời mời của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: THẾ ANH
Địa phương

Phát huy tinh thần “Đồng khởi” xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Ghi nhớ chiến công sáng ngời, vẻ vang của phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Diên Khánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “đồng khởi”, truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm chính trị cao, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc
Địa phương

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao
Trên đường phát triển

Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.464ha. Trong đó, 8 KCN hiện đã đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ
Trên đường phát triển

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng tạo bước chuyển mạnh đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc
Trên đường phát triển

Cà Mau: Huyện Ngọc Hiển xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao nhất

Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển bắt tay xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, đến nay diện mạo nông thôn mới của huyện đã bừng sáng, vị thế ngày càng được nâng cao. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn cũng như quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.