TP. Hồ Chí Minh dừng hỗ trợ dự án phát triển buýt nhanh BRT gần 250 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu các đơn vị liên quan dừng thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật gần 250 tỷ đồng cho dự án phát triển buýt nhanh BRT.

Yêu cầu dừng dự án hỗ trợ buýt nhanh BRT tại TP. Hồ Chí Minh. (INT)
 Yêu cầu dừng dự án hỗ trợ buýt nhanh BRT tại TP. Hồ Chí Minh. (INT)

Một trong số những nguyên nhân được đưa ra khi dừng dự án hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến giao thông xanh TP. Hồ Chí Minh (buýt nhanh BRT) là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên chủ đầu tư chưa triển khai và ký kết toàn bộ các gói thầu của dự án.

Cụ thể, UBND Thành phố thông báo việc tiếp tục triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) là không còn phù hợp với tình hình thực tế. Do vào tháng 9.2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông báo tạm ngừng thực hiện dự án buýt nhanh BRT.

Theo đó, Ngân hàng Thế giới (Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ - SECO ủy thác) là nhà tài trợ dự án. Chủ dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường chất lượng và nâng cao hiệu quả của dự án BRT trên hành lang tuyến xe buýt nhanh BRT số 1.

Thời gian làm dự kiến do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là từ năm 2016 đến năm 2020. Sau đó đã được UBND Thành phố điều chỉnh thành 2018 - 2022. Tổng trị giá dự kiến của dự án 249,837 tỷ đồng.

Nguyên nhân của việc dừng dự án HTKT là do thời gian chuẩn bị cho các hoạt động thương thảo đến lúc hiệp định tài trợ được ký kết có hiệu lực kéo dài quá lâu (3 năm). Điều này dẫn đến thời gian còn lại để làm dự án theo quy định không đủ.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 và 2021 đã ảnh hưởng đến việc huy động tư vấn nước ngoài. Chủ đầu tư không thể hoàn thiện kịp các kế hoạch, nhiệm vụ, dự án… Đến hiện tại, chủ đầu tư vẫn chưa triển khai được công tác đấu thầu và chưa ký kết hợp đồng toàn bộ 12 gói thầu này.

Thông qua trao đổi ban đầu, nhà tài trợ mong muốn tiếp tục sử dụng nguồn tiền dự kiến cho dự án HTKT để hỗ trợ Thành phố trong việc nghiên cứu các dự án phát triển đô thị, giao thông công cộng khác.

Việc chậm triển khai dự án HTKT phát triển giao thông xanh Thành phố xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, UBND Thành phố sẽ yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm các thủ tục để kết thúc dự án theo quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cùng vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).