TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất chi 421 tỷ đồng hỗ trợ miễn học phí THCS

Để hỗ trợ 100% học phí bậc THCS, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa đề xuất chi 421 tỷ đồng.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất chi 421 tỷ đồng hỗ trợ học phí THCS -0
TP. Hồ Chí Minh đề xuất chi 421 tỷ đồng hỗ trợ học phí THCS

Theo tờ trình về chủ trương xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí năm học 2024-2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh, thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP, dự kiến mức học phí năm học 2024-2025 của các cấp học sẽ trở lại bằng mức học phí của năm học 2021-2022 (mức học phí đã thực hiện ổn định từ năm học 2015-2016). Đây là điều chỉnh có tác động không nhỏ đến cha mẹ học sinh, người học không còn phải chịu ảnh hưởng gánh nặng về việc tăng học phí.

Qua tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ học phí trong 3 năm học vừa qua, Sở GD-ĐT nhận thấy, chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh luôn nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân và xã hội. Được khẳng định là chính sách ưu việt đặc thù của riêng Thành phố và vẫn là yêu cầu cần thiết nhưng cần có sự điều chỉnh về đối tượng, nội dung cho phù hợp trong từng thời điểm.

Trong khi đó, tại khoản 8, khoản 9 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định, học sinh THCS ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022-2023 (được hưởng từ ngày 1.9.2022). Học sinh THCS không thuộc đối tượng quy định tại điều này được miễn học phí từ năm học 2025-2026 (được hưởng từ ngày 1.9.2025).

Theo lộ trình, năm học 2024-2025 là năm cuối cùng học sinh THCS phải đóng học phí.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất chi 421 tỷ đồng hỗ trợ học phí THCS -0
Hỗ trợ học phí nhằm bảo đảm cơ hội học tập cho người dân

Trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách đặc thù hỗ trợ 100% học phí cho học sinh THCS, tạo tiền đề thực hiện lộ trình phổ cập giáo dục THCS, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố trong giai đoạn mới; thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của Thành phố cho giáo dục; cũng như xét yếu tố phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2024, Sở GD-ĐT đề xuất tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí năm học 2024-2025, trong đó đối tượng áp dụng được thu hẹp là học sinh THCS công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THCS trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ học phí là học sinh THCS công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên đang học chương trình THCS  trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh không bao gồm các học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

Thời gian áp dụng là 9 tháng năm học 2024-2025, kinh phí thực hiện từ ngân sách Thành phố theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Hỗ trợ 100% mức học phí áp dụng theo Nghị quyết của HĐND Thành phố đối với cấp THCS năm học 2024-2025, mức dự kiến 100.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 1 và 85.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 2.

Nhóm 1 là học sinh tại các trường ở Thành phố Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.

Nhóm 2 là học sinh học các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Dự toán kinh phí thực hiện chính sách là 421 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện miễn học phí cho học sinh công lập là 399 tỷ đồng, ngoài công lập là 22 tỷ đồng.

Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.