TP. Hồ Chí Minh: Công tác tuyển sinh đầu cấp cơ bản hoàn thành

Công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cơ bản đã hoàn thành. Song, từ nay đến khi khai giảng, nếu phụ huynh đăng ký tạm trú mới tại các quận, huyện, TP. Thủ Đức hoặc gặp trục trặc về dữ liệu vẫn được linh động giải quyết để bảo đảm quyền được đến trường của các em.

Năm học 2024-2025, công tác tuyển sinh đầu cấp tại TP. Hồ Chí Minh được thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên cùng một trục dữ liệu tuyển sinh của thành phố, theo nguyên tắc phân tuyến theo nơi ở hiện tại của học sinh, có sự hỗ trợ của bản đồ GIS.

Tại quận Gò Vấp, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận cho biết, công tác tuyển sinh diễn ra khá thuận lợi do Phòng GD-ĐT có triển khai đến các trường trên địa bàn quận tổ chức rà soát cập nhật thông tin nơi ở hiện tại của trẻ. Bên cạnh đó, phối hợp tốt với chính quyền địa phương thông báo, công khai kế hoạch đến người dân.

Đối với mầm non, tính đến ngày 1.8, toàn quận đã huy động được 6.153/6.472, tỉ lệ 95,1% trẻ sinh năm 2019 ra lớp theo kế hoạch. Đối với tiểu học, từ ngày 1.7 đến 17h ngày 8.7, phụ huynh học sinh đến trường được phân tuyến để làm thủ tục nhập học và xác nhận kết quả nộp hồ sơ chiếm 86,97%. Đối với bậc THCS, phụ huynh đến làm thủ tục và xác nhận kết quả nộp hồ sơ chiếm 92,66%.

TP. Hồ Chí Minh: Công tác tuyển sinh đầu cấp cơ bản hoàn thành
Các quận/huyện và TP. Thủ Đức cơ bản hoàn thành xong công tác tuyển sinh đầu cấp

Theo Phòng GD-ĐT Quận 8, công tác tuyển sinh đầu cấp tại quận đều ổn định và khá thuận lợi. Trong quá trình tuyển sinh, phòng linh động giải quyết đối với các trường hợp phụ huynh có nhu cầu muốn đăng ký cho con học gần chỗ làm để tiện đưa đón.

Việc tuyển sinh đầu cấp tại quận cũng diễn ra 2 đợt. Trong đợt 2, nếu những phụ huynh đã hoàn thành đăng ký và xác nhận nhập học ở đợt 1 vì lý do nào đó muốn thay đổi, phòng vẫn xem xét và trong khả năng có thể vẫn đáp ứng.

Phòng GD-ĐT Quận 6 cho biết, công tác tuyển sinh đầu cấp tại quận đã xong, các trường đang chuẩn bị để chào đón cho năm học mới. Tuy nhiên, do quận không bị áp lực về trường lớp giống như một số địa phương khác, nên từ nay đến ngày khai giảng, nếu phụ huynh đăng ký tạm trú mới tại quận vẫn linh động giải quyết để bảo đảm quyền được đến trường của các em.

Năm học 2024-2025, dự kiến TP. Hồ Chí Minh tăng 24.097 học sinh, trong đó THCS tăng 7.022 học sinh; THPT tăng 16.999 học sinh. Từ nay đến ngày 5.9, thành phố sẽ đưa vào sử dụng 18 dự án với 413 phòng học mới. Từ sau ngày 5.9 đến hết tháng 12, sẽ đưa vào sử dụng 5 dự án với 63 phòng học mới.

Là địa bàn có dân số tăng cơ học cao nên Quận 12 luôn “nóng” về tuyển sinh, tuy nhiên đến nay công tác tuyển sinh cơ bản đã xong. Trong thời gian này, những trường hợp gặp trục trặc về dữ liệu hay mới chuyển đến sẽ tiếp tục được Phòng GD-ĐT xem xét và bố trí chỗ học.

Ngoài ra, với đặc thù của địa bàn không thể tuyển sinh dựa vào bản đồ GIS hoàn toàn. Số lượng học sinh đông trong khi đó một số khu vực chưa có đủ trường lớp. Do đó, phòng sẽ xem xét để phân bố chỗ học một cách hợp lý nhất dựa trên tình hình thực tế.

Đánh giá về việc tuyển sinh trên một trục dữ liệu thống nhất, đại diện Phòng GD-ĐT các quận, huyện cho biết đã phần nào hạn chế được số lượng học sinh ảo. Những năm trước, phụ huynh có thể đăng ký học ở nhiều nơi, Phòng GD-ĐT quận/huyện rất khó quản lý, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh dù đã được bố trí và sắp xếp chỗ học nhưng lại nhập học chỗ học, dẫn đến số lượng học sinh ảo.

Năm nay, khi đã thống nhất trên trục dữ liệu, phụ huynh học sinh được đăng ký tuyển sinh vào Phòng GD-ĐT theo thông tin như đăng ký về Phòng GD-ĐT theo nơi ở hiện nay hoặc đăng ký ưu tiên đợt 2 theo hình thức hoàn thành chương trình mầm non/tiểu học trên địa bàn. Điều này giúp các Phòng GD-ĐT nắm rõ được số lượng học sinh đăng ký để phân tuyến phù hợp.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.