TP. Hồ Chí Minh: 9 khoản thu dịch vụ trường công lập được phép thu năm học mới

HĐND TP. Hồ Chí Minh đã thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố từ năm học 2024-2025.

TP. Hồ Chí Minh: 9 khoản thu dịch vụ trường công lập được phép thu năm học mới -0
TP. Hồ Chí Minh đã ấn định mức trần các khoản thu dịch vụ trong trường công lậ

Đây là năm thứ 2, TP. Hồ Chí Minh đưa ra quy định về mức trần các khoản thu dịch vụ trong trường công lập.

Quy định về mức trần các khoản thu dịch vụ này của HĐND TP. Hồ Chí Minh nhằm giúp phụ huynh biết các khoản thu, nhằm giám sát, tránh lạm thu.

9 khoản thu dịch vụ, trường công lập được phép thu bao gồm:

Dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý vệ sinh bán trú: nhóm 1, bậc mầm non, mức tối đa của học sinh là 550.000 đồng/học sinh/tháng; tiểu học tối đa 350.000 đồng/học sinh/tháng; THCS mức tối đa là 300.000 đồng/học sinh/tháng; THPT tối đa 250.000 đồng/học sinh/tháng. 

Nhóm 2, bậc mầm non, mức tối đa của học sinh là 500.000 đồng/học sinh/tháng; tiểu học tối đa 320.000 đồng/học sinh/tháng; THCS mức tối đa là 280.000 đồng/học sinh/tháng; THPT tối đa: 230.000 đồng/học sinh/tháng.

Nhóm 1 là học sinh, học viên tại TP. Thủ Đức và các quận của TP. Hồ Chí Minh.

Nhóm 2 thuộc các huyện: Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè.

Dịch vụ phục vụ ăn sáng: nhóm 1, bậc mầm non tối đa 220.000 đồng/học sinh/tháng; bậc tiểu học tối đa 60.000 đồng/học sinh/tháng. Nhóm 2, bậc mầm non tối đa 200.000 đồng/học sinh/tháng; bậc tiểu học tối đa 50.000 đồng/học sinh/tháng.

Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn). Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/giờ; bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 11.000 đồng/học sinh/giờ.

Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ, tết, không bao gồm tiền ăn). Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 128.000 đồng/học sinh/ngày; bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 120.000 đồng/học sinh/ngày.

Dịch vụ nhân viên nuôi dưỡng: khối nhà trẻ có mức thu tối đa 260.000 đồng/học sinh/tháng; khối mẫu giáo có mức thu tối đa 160.000 đồng/học sinh/tháng.

Dịch vụ khám sức khỏe học sinh ban đầu (gồm khám nha học đường): học sinh nhóm 1 bậc mầm non tối đa 70.000 đồng/học sinh/năm; bậc tiểu học: 60.000 đồng/học sinh/năm; bậc THCS và THPT mức tối đa: 50.000 đồng/học sinh/năm. Học sinh nhóm 2 tương ứng thấp hơn 5.000 đồng/học sinh/năm.

Dịch vụ sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh, gồm tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh, chi phí thuê máy lạnh (nếu có). Đối với lớp đã trang bị máy lạnh có mức thu: bậc mầm non tối đa 50.000 đồng/học sinh/tháng, tiểu học 45.000 đồng/học sinh/tháng, THCS và THPT 35.000 đồng/học sinh/tháng. Đối với lớp chưa có máy lạnh, phải đi thuê, mức thu dịch vụ của tất cả các bậc tối đa là 110.000 đồng/học sinh/tháng.

Dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số có mức thu tối đa là 110.000 đồng/học sinh/tháng.

Dịch vụ đưa rước trẻ, học sinh bằng xe ô tô: đối với tuyến đường dưới 5km, được quy định đồng đều ở tất cả các bậc học với mức tối đa là 10.000 đồng/học sinh/km; tuyến đường từ 5km trở lên, tối đa là 8.000 đồng/học sinh/km.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.