Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tôn vinh giá trị văn hóa, con người Thủ đô Hà Nội

Sáng 21.8, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về Chương trình “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh”.

Chương trình do TP. Hà Nội phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm tuyên truyền về ý nghĩa trọng đại của Ngày Giải phóng Thủ đô, thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu độc đáo của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh; Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo. Chương trình diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25.8.2024.

Tôn vinh giá trị văn hóa, con người Thủ đô Hà Nội -0
Thiết kế không gian "Hào khí Thăng Long" tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh” có nhiều hoạt động nổi bật, như: Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng; dâng hoa tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn; thăm, dâng hương Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán - nơi đồng chí Trần Phú hy sinh.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhận định: “Chương trình lần này không chỉ là dịp để nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng mà Thủ đô Hà Nội đã đi qua, mà còn là cơ hội để giới thiệu tới người dân thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước những giá trị văn hóa, kinh tế và con người Hà Nội. Đặc biệt, chúng ta đã nhấn mạnh được sự gắn kết hợp tác chặt chẽ giữa hai thành phố lớn của đất nước, qua đó tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết và phát triển bền vững”. 

Tôn vinh giá trị văn hóa, con người Thủ đô Hà Nội -0
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: A.V

Các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh” gồm: Khai mạc “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh”; trưng bày ảnh tư liệu gắn với nội dung kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chương trình còn bao gồm các triển lãm đặc biệt như: Triển lãm “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản cho mai sau” được tổ chức tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh và “Triển lãm Tinh hoa Đạo học Việt Nam”. Hai triển lãm tập trung giới thiệu các di tích lịch sử quan trọng của Thủ đô và các ứng dụng công nghệ hiện đại như trình chiếu 3D mapping, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo... nhằm mang đến trải nghiệm sâu sắc và trực quan về di sản văn hóa Hà Nội.

Đặc biệt, di sản cầu Long Biên, một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô cũng được tái hiện trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ (thành phố Hồ Chí Minh). Các tiểu cảnh như Trung Thu Hà Nội, Hồ Gươm, phố Bích họa, Sắc hoa Hà Thành, Trụ sở Báo Hà Nội mới... cũng góp phần làm phong phú thêm không gian sự kiện.

Tôn vinh giá trị văn hóa, con người Thủ đô Hà Nội -0
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: A.V

Tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh cũng trưng bày Phiên bản Trống đồng Cổ Loa, là món quà ý nghĩa của thành phố Hà Nội tặng thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chương trình “Quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh” cũng diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, với quy mô 10.000m². Hoạt động nổi bật gồm không gian “Phố nghề, làng nghề Hà Nội xưa và nay” với 28 gian hàng trình diễn làng nghề truyền thống.

Trong lễ khai mạc diễn ra vào tối 23.8, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (thành phố Hồ Chí Minh), chương trình với chủ đề “Dấu son Hà Nội” tái hiện bức tranh sống động về Thủ đô, những giá trị lịch sử, văn hóa của đô thị ngàn năm tuổi qua các bộ phim phóng sự, phần trình diễn nghệ thuật đặc sắc. Sự tham gia của các nghệ sĩ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo ra sự kết hợp nhiều màu sắc giữa các thế hệ nghệ sĩ hai miền.

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy cũng đã bày tỏ tình cảm đối với Hà Nội và cho rằng, đây là dịp rất đặc biệt để người dân Thành phố có cơ hội gần với Hà Nội, tạo điều kiện cho giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những người đã từng ra hay chưa được ra Hà Nội hiểu thêm về vùng đất này thông qua văn hóa, ẩm thực, thông qua các buổi triển lãm… tại thành phố Hồ Chí Minh.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…