Tìm mô hình đào tạo học sinh tài năng mới để đáp ứng bối cảnh công nghiệp 4.0

Tại Diễn đàn về Khoa học Giáo dục và Sư phạm năm 2023 do trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, PGS.TS Trần Thành Nam đã báo cáo kết quả nghiên cứu về phát triển tài năng và các mô hình phát triển đào tạo tài năng trong bối cảnh công nghiệp 4.0.

Nghiên cứu đã khảo sát 2.079 học sinh THPT từ các trường chuyên trên khắp các tỉnh thành khác nhau, tìm ra sự liên kết giữa giáo dục chuyên biệt và nguyện vọng của học sinh. Trong khi các nhà giáo dục xuất sắc và môi trường học tập đa dạng được xác định là yếu tố chính, thì sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng, sự cạnh tranh và trải nghiệm học tập cá nhân hóa cũng được ghi nhận.

Thực trạng đào tạo học sinh tài năng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ, kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn học sinh lựa chọn vào học trường chuyên là vì đội ngũ giáo viên trường chuyên rất giỏi; mong muốn “phát triển tương lai bản thân” “phát triển năng lực bản thân”;“học tập tại trường danh tiếng” “môi trường học tập đa dạng” và các lí do khác như “cơ sở vật chất”áp lực cạnh tranh; hay định hướng từ người khác như cha mẹ, gia đình, người thân, bạn bè…chưa được nhấn mạnh là lí do chính.

Ngoài ra, lí do với mong muốn được học tập theo chương trình tăng tốc, cá nhân hóa người học chưa được học sinh đánh giá cao. Đây cũng là một hạn chế khi học sinh tài năng chưa chú trọng đến lí do này; trong khi chương trình học theo tăng tốc, cá nhân hóa người có có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy tối đa năng lực người học.

Đánh giá về chất lượng đào tạo học sinh chuyên hiện nay, phần lớn nhấn mạnh mô hình đào tạo học sinh chuyên, tài năng chủ yếu đáp ứng điều kiện kì thi tốt nghiệp THPT; hoàn thiện điều kiện hồ sơ để đi du học; “tiếp cận tài liệu chuyên môn” “môi trường học tập chuyên nghiệp, năng động, hình thức học tập đa dạng” song chưa đánh giá cao “áp dụng công nghệ dạy học” “cơ hội tham gia các kỳ thi, chia sẻ kiến thức” “cơ sở vật chất nhà trường”. Đặc biệt,Hỗ trợ, tư vấn sức khỏe, học tập (thể chất và tâm lí)” đáp ứng thấp nhất).

Báo cáo của UNICEF (2022) nhấn mạnh, các học sinh tham gia nghiên cứu đã tự báo cáo các triệu chứng của mình, trong đó khoảng 26% có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần từ trung bình đến cao. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy 12% số trẻ em và trẻ vị thành niên (hơn 3 triệu) có vấn đề về sức khỏe tâm thần và cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ. Tương tự với xu hướng toàn cầu, trẻ em trai tại Việt Nam có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn, và trẻ em gái có tỉ lệ gặp vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm cao hơn.

Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần trong trường học thường không được coi là ưu tiên cao, trừ khi xảy ra sự kiện rõ ràng, chẳng hạn như nổ súng trong khuôn viên trường, học sinh tự tử hoặc gia tăng bắt nạt. Bởi vậy, việc thiết lập các dịch vụ sức khỏe tâm thần tại trường học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên, cũng như giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đến trường học.

Thách thức trong mô hình đào tạo học sinh tài năng 

PGS.TS Trần Thành Nam đã đưa ra các thách thức trong mô hình đào tạo học sinh tài năng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao với trường chuyên. 

Theo PGS.TS, nhiều quan điểm cho rằng những đứa trẻ năng khiếu có thể thành công mà không cần đến sự giúp đỡ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra liệu những đứa trẻ năng khiếu có phải quá xuất sắc để thành công mà không cần đến sự hỗ trợ của các chương trình đào tạo, giáo dục, người hỗ trợ.

Mặc dù có một số trẻ năng khiếu có thể thành công mà không phụ thuộc vào giáo viên, song điều này không thể biện minh cho quan điểm trẻ năng khiếu không cần tới sự hỗ trợ của giáo viên kết quả khảo sát thực tế cho thấy, đào tạo học sinh trường chuyên hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Điều này được thể hiện thông qua những chiều cạnh học sinh đề cập đến như “học sinh phải học nhiều môn chuyên”; “Phương pháp giáo dục chưa theo năng lực học sinh”; “cơ sở vật chất chưa đáp ứng môi trường học”; “hệ thống kiểm tra đánh giá chưa đa dạng”.

Ngoài ra, việc thiếu sự phát triển có hệ thống về cả chính sách và thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục năng khiếu, tài năng ở Việt Nam là một trong những vấn đề cần được xem xét để đáp ứng nhu cầu đào học tập toàn diện. Mặc dù có sự quan tâm đến lĩnh vực đào tạo này, nhưng việc tổ chức và thực hiện các chương trình và sự hỗ trợ của nhà nước vẫn còn hạn chế trong cả nước.

Đồng thời, mô hình đào tạo tài năng chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện nhằm nâng cao và triển khai; thiếu các chuyên gia, giáo viên và cán bộ quản lý có chuyên môn liên quan đến giáo dục năng khiếu; tài năng và không đủ kinh phí có thể cung cấp một số yếu tố quan trọng làm cơ sở cho những điểm yếu của các chính sách và thực tiễn.

Bởi vậy, để công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài năng trẻ đạt được kết quả cao hơn trong những năm sắp tới, Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành cần tập trung tạo cơ chế chính sách công bằng, thuận lợi để mọi tài năng trẻ đều nỗ lực phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động vào cuộc sống; tích cực tham gia xây dựng và phát triển đất nước; tích cực quản lý nhà nước về công tác đào tạo bồi dưỡng tài năng trẻ.

Đặc biệt hướng đến xây dựng hệ thống chính sách tài năng trẻ, tạo khung pháp lý để đưa công tác quản lý nhà nước về vấn đề này ngày càng hiệu quả. Phát triển mạng lưới các trường, lớp bồi dưỡng năng khiếu bậc phổ thông, đặc biệt là các trường trung học phổ thông chuyên ở các địa phương và ở một số trường đại học có uy tín, chất lượng trong nước.

Đề xuất mô hình đào tạo học sinh tài năng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

PGS.TS Trần Thành Nam và nhóm nghiên cứu đề xuất 8 mô hình đào tạo tài năng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể:

Thứ nhất, cần có cơ chế nhận diện sớm học sinh tài năng và tiếp nhận học sinh tài năng vào hệ thống trường chuyên;

Thứ hai, triển khai các phương pháp giảng dạy linh hoạt, đa dạng và không ngừng cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh chuyên;

Thứ ba, xây dựng chương trình lấy nhân tài làm trung tâm theo mô hình tích cực nhằm nuôi dưỡng năng lực toàn diện;

Thứ tư, thiết lập một hệ thống kiểm tra và đánh giá đa dạng nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về tiến bộ và tiềm năng của học sinh;

Thứ năm, xây dựng các chương trình tăng tốc phù hợp với năng khiếu và khả năng của từng người học;

Thứ sáu,đảm bảo có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, chuyên tâm nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho học sinh theo học khối chuyên;

Thứ bảy, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngoại khóa, bao gồm các sáng kiến hợp tác hỗ trợ phát triển chuyên môn, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa tập trung vào kỹ năng của học sinh;

Thứ tám, xây dựng môi trường học tập thân thiện, nuôi dưỡng tình yêu, đam mê trong học tập, thể hiện trách nhiệm xã hội, đáp ứng năng lực đa văn hóa, kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo. Nhấn mạnh việc tích hợp tư vấn hỗ trợ tâm lý và hướng nghiệp vào khuôn khổ giáo dục.

Về thách thức triển khai mô hình đào tạo tài năng học sinh khối chuyên, PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ, giáo dục 4.0 đòi hỏi sự phát triển các kỹ năng cần thiết cho người học như hình thức học tập phải linh hoạt về thời gian và không gian, phù hợp với từng điều kiện học tập kỹ năng và kiến ​​thức thị trường lao động cần có. Bên cạnh đó gắn chặt với hoạt động của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, việc liên kết ngang giữa trường đại học và doanh nghiệp trở nên vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo hiện đại.

PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định, chất lượng đào tạo học sinh khối chuyên, tài năng cho đến nay đã phần nào đáp ứng mong đợi của học sinh. Song một số chiều cạnh chưa được đánh giá cao như cơ sở vật chất, áp lực cạnh tranh trong trường chuyên và chương trình tăng tốc, cá nhân hóa người học chưa đáp ứng mong muốn được học một chương trình có đủ độ thử thách về môn học năng khiếu, tài năng; được tiếp xúc với bạn bè cùng khả năng, được thấu cảm bởi người lớn về khả năng của mình, được thử thách và thể hiện bản thân.

Mô hình đào tạo học sinh tài năng cần bao gồm tám khía cạnh: nhận diện học sinh tài năng và cơ chế tuyển sinh; phương pháp dạy học; chương trình dạy học; hệ thống kiểm tra đánh giá; đào tạo theo cá nhân hóa, tăng tốc người học; đội ngũ giáo viên; hoạt động ngoại khóa, khoa học; và môi trường học tập. Đây là những yếu tố cấu trúc nhằm có những thay đổi về tổ chức, chính sách, nội dung chương trình giảng dạy, phân bổ nguồn lực và mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài trường. 

PGS.TS Trần Thành Nam khuyến nghị, cần chú trọng xây dựng hoàn thiện và áp dụng mô hình đào tạo tài năng toàn diện cho học sinh chuyên đáp ứng xu hướng đào tạo tài năng ĐHQGHN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện

Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân. Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.