Hòa Bình

Tìm lời giải cho bài toán thiếu giáo viên trước năm học mới

Theo lộ trình, năm học 2022 - 2023, tỉnh Hòa Bình sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc giải quyết bài toán thiếu giáo viên dạy các môn học lựa chọn (âm nhạc, mỹ thuật) ở các trường THPT của tỉnh vẫn chưa tìm được lời giải, nhất là đối với các trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

Thiếu giáo viên ở các môn nghệ thuật

Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Thủy Lại Đức Trung cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình, thời gian qua, nhà trường đã tập trung chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. Đồng thời, triển khai các công đoạn kế tiếp để hoàn thiện chương trình giảng dạy. Đặc biệt, để tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ do học sinh chọn tổ hợp môn theo hiệu ứng đám đông, nhà trường đã chủ động xây dựng tổ hợp môn không chỉ dựa trên nguyện vọng của học sinh mà còn căn cứ vào số lượng giáo viên hiện có.

Theo thầy Trung, dựa vào tổng số lượng học sinh lớp 10 nhập học, nhà trường dự kiến xây dựng mô hình 6 lớp học. Trong năm học 2022 - 2023 đối với các môn học nghệ thuật, trường sẽ chỉ dạy môn Tin học và Công nghệ, không tổ chức dạy môn Âm nhạc, Mỹ thuật do chưa có giáo viên và không bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy. “Trong quá trình xây dựng kế hoạch, dù rất muốn đưa vào giảng dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật theo kế hoạch của Bộ nhưng nhà trường gặp khó vì không có giáo viên”, thầy Trung chia sẻ.

Tìm lời giải cho bài toán thiếu giáo viên trước năm học mới   -0
Việc tuyển dụng thêm giáo viên trong thời điểm này được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn về nhân lực cho các trường học

Tương tự, năm học 2022 - 2023 sắp tới, Trường Trung học phổ thông Yên Thủy B (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) cũng gặp nhiều vướng mắc trong triển khai các môn học lựa chọn. Thầy Bùi Huy Tùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Khi nhận hướng dẫn của Sở, nhà trường đã thiết kế 4 tổ hợp môn để học sinh lớp 10 đăng ký. Cùng với đó, bố trí mô hình gồm 6 lớp theo định hướng 1 lớp thiên về Khoa học tự nhiên; 1 lớp thiên về Khoa học xã hội, còn lại là các lớp phù hợp với đối tượng học sinh trung bình, mục tiêu thi tốt nghiệp, không có nguyện vọng xét tuyển đại học. Mục đích của mô hình lớp được định hướng rõ ràng nhằm tạo điều kiện cho học sinh được học và sử dụng tổ hợp môn xét tuyển đại học. Đây được coi là sự chủ động của nhà trường về lâu dài trong kế hoạch giảng dạy cho học sinh.

“Tuy hiện tại trường không thiếu giáo viên ở các môn truyền thống nhưng lại thiếu giáo viên ở các môn Âm nhạc, Mỹ thuật nên không thể tổ chức dạy 2 môn đó trong năm học. Điều này cũng là thiệt thòi đối với những em học sinh có nguyện vọng phát triển năng khiếu của bản thân. Do vậy, nhà trường rất mong có hướng dẫn của Sở cho vấn đề này để tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai trong năm học mới”, thầy Tùng chia sẻ.

Tính đến việc cho giáo viên dạy liên trường

Có thể thấy, dù năm học mới đang cận kề nhưng thời điểm này, còn nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang gặp khó khăn khi không có giáo viên với các môn học lựa chọn. Mặt khác, so với các khu vực thành thị, ngoài thiếu giáo viên, việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới tại các cơ sở giáo dục ở vùng cao của tỉnh Hòa Bình cũng còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu phòng học, thiếu trang thiết bị dạy học…Đây là thiệt thòi rất lớn đối với thầy và trò ở khu vực khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Dưới góc độ cán bộ quản lý của ngành, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Nguyễn Quang Minh cho hay, trong quá trình đưa vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở luôn hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các trường trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với đó, yêu cầu các trường báo cáo, chủ động tham mưu để có hướng giải quyết, sẵn sàng cho năm học mới. Trong năm học 2022 - 2023 tới, các trường không có tình trạng thừa, thiếu giáo viên môn truyền thống (như Ngữ văn, Lịch sử, Toán…). Đây là điều rất đáng mừng, phản ánh sự nỗ lực chung của các trường trong sắp xếp, xây dựng kế hoạch giáo dục đào tạo.

“Về hướng giải quyết cho tình trạng thiếu giáo viên các môn lựa chọn, biện pháp trước mắt là các trường có thể tính đến việc cho giáo viên môn nghệ thuật dạy liên trường (tức là giáo viên trường này có thể dạy ở các trường khác) từ 2 đến 3 trường khác nhau. Song, để thuận lợi cho giáo viên thì các trường cần tính toán sao cho quãng đường di chuyển giữa các trường không cách xa nhau, có thể dưới 10km. Hoặc, trường chỉ nên xếp lịch dạy cho giáo viên 1 buổi/ngày/trường, không dạy theo số tiết/ngày để giáo viên, học sinh hạn chế di chuyển, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn và ảnh hưởng chất lượng giáo dục”, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình gợi ý.

Năm học mới đang đến gần, nếu chưa có giáo viên dạy nhóm môn lựa chọn, chắc chắn việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở các nhà trường cấp THPT sẽ bị ảnh hưởng và gặp khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy hợp lý, các địa phương và trường học cần tiếp tục tìm giải pháp bố trí nhân sự một cách linh hoạt. Bởi, việc tuyển dụng thêm giáo viên trong thời điểm này được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn về nhân lực cho các trường học tại địa phương trong năm học mới 2022 - 2023, giúp chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.